Bạn tốn rất nhiều công sức và thời gian để viết bài, backlink các kiểu … nhưng wesite không được google xếp hạng, vậy yếu tố xếp hạng từ khóa là gì?
Hãy cùng Digital Marketing Agency DMA xem xét những lý do sau:
Trước khi đi tìm hiểu lý do bạn cần tìm hiểu một số khái niệm cơ bản và thuật toán mà google sử dụng để xếp hạng website của chúng ta:
Xếp hạng website là gì?
“Xếp hạng website hiểu đơn giản là cách mà google xếp hạng website của chúng ta thông qua các thuật toán”
Google sử dụng khoảng 200 tiêu chí để xếp hạng một trang web, một con số rất lớn với những người mới bắt đầu.
Nhưng đúng thật nếu bạn muốn keyword của mình có vị trí tốt thì không thể không tìm hiểu hết tiêu chí xếp hạng đó, bài viết này tôi muốn chia sẻ những tiêu chí quan trọng nhất để bạn vẫn có được vị trí tốt.
Và, tiếp theo muốn lên top và giữ top bền vững bạn sẽ áp dụng, trải nghiệm theo thời gian và kinh nghiệm thực tế.
Một số tiêu chí xếp hạng trang Web và Website của Google
Google chiếm khoảng 90% tất cả các công cụ tìm kiếm trên internet.
Vì vậy, nếu bạn muốn trang web của bạn xuất hiện cao trong bảng xếp hạng trang công cụ tìm kiếm. Bạn cần phải chú ý đến những gì Google muốn.
Mục tiêu chính của Google cũng như bao doanh nghiệp khác là doanh thu và lợi nhuận.
Google tạo ra doanh thu và lợi nhuận bằng cách khuyến khích người dùng quảng cáo ( ‘Pay Per Click’ ).
Càng nhiều người nhấp vào quảng cáo. Google càng kiếm được nhiều tiền.
Để tạo ra thu nhập, google cung cấp dịch vụ quảng cáo của họ ==> Đó là lý do tại sao Google đang liên tục cập nhật các thuật toán.
Cách làm Google tin tưởng vào trang web và website:
Tuổi trang web và sự tin tưởng của website là gì
Giống với bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào, Google dựa vào mối quan hệ qua thời gian để đánh giá độ tin cậy để xếp hạng website của bạn.
Nhưng điểm mấu chốt còn nằm ở chất lượng. Google thích các trang web cung cấp giá trị cho người dùng theo thời gian.
Một số yếu tố chất lượng trang:
- Lượng truy cập trang.
- Liên kết mạng xã hội.
- Tần suất cập nhật nội dung của bạn.
Tóm lại, trang web mới để được xếp hạng cáo hơn bạn phải thực hiện tốt 03 yếu tố chất lượng trang.
Độ tin cậy của trang web
Google sử dụng Domain Authority để xác định độ tin cậy của trang web của bạn.
Domain Authority là một điểm dự đoán một trang web sẽ xếp hạng như thế nào trên các trang kết quả tìm kiếm.
Điều làm cho Domain Authority hữu ích là nó giúp bạn đo lường sức mạnh của các liên kết ngược (các trang web khác liên kết lại với nội dung của bạn).
Cách để cải thiện Domain Authority của website là gì?
- Tối ưu hóa liên kết nội bộ của bạn: Đảm bảo các liên kết của bạn đi đến nội dung có liên quan. Sử dụng các nội dung tự nhiên có ý nghĩa với người dùng. Và được liên kết với các từ khóa đúng.
- Tạo nội dung liên kết chất lượng nhiều hơn: Tránh nhồi nhét từ khóa, tạo nội dung liên kết ra các trang web khác.
Nội dung Trang web
Google liên tục tìm kiếm nội dung tươi mới và chất lượng. Việc xuất bản nội dung chất lượng thường xuyên sẽ giúp Google lập chỉ mục và đánh giá trang web của bạn cao hơn.
Cách tối ưu nội dung cơ bản:
- Bạn nên tối ưu bài viết bằng các từ khóa, thẻ meta, thẻ tiêu đề, mô tả… để thu hút khách truy cập vào trang web của bạn.
- Thêm liên kết tới các nguồn có thẩm quyền và các trang xếp hạng cao hơn.
Lưu ý, số lượng và tần số của từ khoá không còn được Google sử dụng để xác định mức độ liên quan.
Bị Google phạt, vi phạm
Thuật toán tìm kiếm của Google ngày càng trở nên phức tạp và thông minh hơn.
Các phương pháp như nhồi nhét từ khóa, copy các nội dung … sẽ không hiệu quả.
Và nếu Google phát hiện trang web của bạn đã vi phạm, họ sẽ xóa trang web của bạn hoàn toàn khỏi kết quả tìm kiếm của họ.
Cá nhân mình khuyên bạn nên:
- Xây dựng một trang web chất lượng.
- Cải thiện chất lượng nội dung.
- Tập trung xây dựng mối quan hệ với Google.
Một số lý do khiến trang website của bạn không được xếp hạng
Có rất nhiều lý do khiến trang website của bạn không được xếp hạng, dựa vào kinh nghiệm thực chiến mình nêu ra một số lý do sau:
Quá nôn nóng
“Dục tốc bất đạt”. Bạn cần phải kiên nhẫn khi nói đến SEO vì nó là một quá trình chứ không phải một sớm một chiều.
Mọi việc cần phải được thực hiện, và chúng cần được thực hiện theo thứ tự. Cần có thời gian để nghiên cứu, tạo chiến lược và bắt đầu sản xuất nội dung.
“Và luôn phải nhớ, web phải luôn có khả năng chuyển đổi.” Nếu không SEO là vô nghĩa và chẳng để làm gì.
Google cũng giống con người, nó cần thời gian xem xét và đánh giá xem nội dung của bạn có thực sự cung cấp giá trị mới hay không.
Nói cách khác, SEO đòi hỏi sự kiên nhẫn, tốn nhiều thời gian là không thể tránh khỏi.
Phân tích Keyword chuẩn
Ví dụ, cty bạn làm về Dịch vụ SEO và bạn cố gắng SEO từ khóa “SEO”. Từ khóa “SEO” rõ ràng là rất quan trọng (có thể giúp tăng lưu lượng truy cập hơn 200% cho web của bạn ).
Tuy nhiên, Google không tin những người đang tìm kiếm cụm từ “SEO” là họ đang đi tìm cty SEO hay dịch vụ SEO. Mà họ đang tìm hiểu thông tin như: SEO là gì? hoặc nó được thực hiện như thế nào chẳng hạn.
Đó là lý do tại sao gần như mọi kết quả trên trang đầu tiên đều là hướng dẫn về SEO, SEO là gì hay đại loại như vậy.
Vì vậy, chúng tôi không tập trung SEO trang chủ của mình vì đơn giản không phải là thứ mà Google coi là câu trả lời thích hợp cho truy vấn từ khóa “SEO”.
Lời khuyên của mình:
Bạn hãy xem kỹ trang đầu tiên và phân tích nó xem đâu là nội dung mà Google xếp hạng từ đó có hướng SEO cho đúng nhé.
Website chưa chuẩn SEO
Bạn đã thiết kế trang web rất đẹp và hiện đại. Mọi thứ đều bắt mắt.
Nhưng, tại sao Google không đánh giá cao nó?
Rất có thể thiết kế Website chưa chuẩn SEO ở một số tiêu chí nào đó, dẫn đến cản trở web bạn xếp hạng.
Bạn nên check lại một số nội dung sau giúp web chuẩn seo:
- Nội dung trùng lặp, thiếu, cũ…
- Điều hướng khó hiểu
- Từ khóa chưa trọng tâm
- Chưa tối ưu tốt các thẻ như meta, thẻ alt, …
- Không có blog, mạng xã hội…
Nhiều liên kết xấu
Liên kết vẫn là một thứ quan trọng. Web bạn mặc dù có hàng nghìn liên kết nhưng không phải tất cả chúng đều đáng có và còn có thể gây bất lợi.
Bạn cần lọc và giữ lại các liên kết từ các trang thực sự tốt, lên kế hoạch loại bỏ các liên kết xấu.
Bạn nên tìm ra những cách tự nhiên để tăng các liên kết tốt và tránh những cách có thể làm tăng cờ cho Google.
Đối thủ chơi xấu
Đối thủ sử dụng một cách chơi xấu trang web của chúng ta. Điều này ngoài xã hội không thiếu, các bạn nào làm đi làm rồi sẽ thấm thía nhé
Họ chơi xấu bằng nhiều cách:
- Chèn mã độc.
- Copy blog của bạn và xuất bản lại tất cả nội dung của bạn.
- Xây dựng vô số liên kết đến trang web của bạn từ các trang web có vấn đề.
Google có hỗ trợ phát hiện một cuộc tấn công SEO tiêu cực, nhưng bạn không nên mạo hiểm và hãy đề phòng nó nhé.
Bị Google phạt
Google có thể xóa hoàn toàn trang web của bạn khỏi kết quả tìm kiếm của Google.
Nếu trước đây bạn đã xếp hạng thực sự tốt và sau đó tụt hạng đáng kể (nếu không hoàn toàn ra khỏi bảng xếp hạng), bạn có thể bị phạt.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra báo cáo thao tác thủ công của Google và bắt đầu khắc phục sự cố.
Nếu bạn nhận được một trong những báo cáo này, điều đó có nghĩa là họ đánh giá đã xác định rằng trang web của bạn không còn tuân thủ các nguyên tắc của Goggle.
Bạn có thể bị phạt nếu google xác định rằng bạn có các nội dung sau:
- Trang web bị tấn công.
- Spam.
- Đánh dấu có cấu trúc spam như ẩn một số nội dung đối với người dùng.
- Các liên kết bất thường đến trang web của bạn.
- Các liên kết bất thường từ trang web.
- Nội dung mỏng với ít hoặc không có giá trị.
- Chuyển hướng che giấu hoặc lén lút
- Hình ảnh được che giấu.
- Nhồi nhét từ khóa và văn bản ẩn.
Không xây dựng chiến lược liên kết
SEO phải làm độc lập và phối hợp với tiếp thị nội dung , truyền thông xã hội , PPC… và nhiều cách khác.
Bạn cần có một chiến lược toàn diện để tăng thứ hạng như: tăng thời gian trên trang web, số lần nhấp, số lượt đề cập trên internet và mức độ tương tác trên phương tiện truyền thông xã hội.
Tham khảo:
Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm nhiều hơn bạn
Không phải mỗi mình bạn làm SEO, hãy nhớ điều đó.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không còn là một kỹ thuật bí mật mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa từng nghe đến.
Đó là một phần không thể thiếu của digital marketing hiện đại
Vì vậy, bạn nên làm SEO nghiêm túc, chăm chỉ để có thể vượt qua đối thủ.
Hãy nhớ rằng, khi bạn bắt đầu làm SEO, bạn không chống lại Google. Đó là bạn chống lại tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn.
Thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt
Có rất nhiều việc phải làm để bắt đầu leo lên đầu bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.
Thật vậy!
Bạn có thể bắt đầu bằng cách thực hiện một số thay đổi nhỏ và đơn giản cho trang web của mình như chỉnh sửa nội dung chuẩn seo, tinh chỉnh website, video marketing…
Hoặc, bạn có thể nghĩ đến việc thuê một đại lý hay dịch vụ SEO để thực hiện giúp bạn.
Dù bằng cách nào, hãy kiểm tra tình hình hiện tại của bạn, bắt đầu từ những việc nhỏ và bắt đầu thực hiện những thay đổi bạn có thể.
Kết Luận
Bài viết cũng dài rồi, mình kết thúc ở đây nhé!
Chốt lại nè, có rất lý do khiến trang website của bạn không được xếp hạng, bạn nên thường xuyên cập nhật thuật toán google.
Kiên nhẫn, chuẩn chỉ trong từng bước SEO để đạt kết quả tốt nhất nhé.