Một trong những thuật ngữ mà ngay khi bạn bước chân vào thế giới Marketing bạn sẽ gặp ngay đó là SEO. Tuy không phải là thuật ngữ xa lạ, nhưng hẳn bạn còn đang mơ hồ bởi sự rộng lớn của SEO đúng không?
Đó chính là lý do vì sao Digital Marketing Agency DMA tổng hợp bài viết và chia sẻ đến bạn SEO là gì trong Marketing? Tại sao website cần phải tối ưu SEO? Quy trình cơ bản của SEO như thế nào? Ngay tại bài viết dưới đây, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về SEO. Tìm hiểu ngay nhé.
1. Tổng quan về SEO
1.1. SEO là gì trong Marketing?
SEO Marketing là gì? SEO là viết tắt của chữ gì? SEO là viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO là một quá trình gồm nhiều phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và thứ hạng của website trên trang kết quả (SERPs) của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… mà không phải trả tiền.
Một trong số các công cụ tìm kiếm phổ biến mà Google đang sử dụng các thuật toán tìm kiếm phức tạp để xác định các thứ tự các bài viết hiển thị trên top 10 kết quả tìm kiếm.
SEO là cách để giao tiếp với các công cụ tìm kiếm bằng ngôn ngữ. SEO để các công cụ tìm kiếm có thể hiểu và cung cấp các thông tin về trang web của bạn.
1.2. SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa cấu trúc, nội dung bên trong website hay trên từng trang con. Bất kỳ điều gì nằm trên trang web được lặp đi nhiều lần mỗi khi đăng một bài viết mới. Các yếu tố xếp hạng SEO Onpage tập trung vào: URL, thẻ tiêu đề, thẻ meta, từ khoá, nội dung, tốc độ tải trang, sitemap,…
1.3. SEO Offpage là gì?
SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website giúp website lên top Google, kéo về hàng nghìn traffic.
Các công việc SEO Offpage bao gồm:
- Build link (Tạo backlink cho website)
- Social Branding (Hệ thống mạng xã hội)
- Public Relations(Các hoạt động PR cho website)
Trong đó, SEO backlinks là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng tới thứ hạng từ khóa và website. Các backlinks hoạt động như là một phiếu bầu cho nội dung blog/websit. Càng nhiều phiếu bầu chất lượng khả năng xếp hạng trong kết quả tìm kiếm càng cao.
2. Ưu điểm của SEO là gì?
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khi quan tâm một vấn đề nào đó, mọi người đều có xu hướng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm sẽ xếp hạng các bài viết theo yếu tố chuẩn SEO, vì thế tối ưu SEO là điều mà các doanh nghiệp rất cần phải quan tâm.
2.1 Kênh thu hút khách hàng bền vững
Khi tối ưu SEO tức là các thành phần của website như: sitemap, tốc độ, URL, các thẻ, dung lượng hình ảnh, độ dài tiêu đề,… cũng sẽ được tối ưu sao cho chuẩn với yêu cầu của Google. Nhờ vậy, chất lượng website tăng lên.
Tối ưu SEO giúp cho website của bạn có cơ hội đạt Top tìm kiếm Google, đồng nghĩa với việc thu hút hàng ngàn traffic đến website. Bạn có thể duy trì kết quả trong 1 thời gian rất dài vì cơ bản website đã được tối ưu hóa cho SEO.
Website đã được tối ưu hóa SEO sẽ được Google nhận dạng tốt và bạn chỉ cần duy trì thứ hạng cao trong thời gian dài để liên tục nhận về lượt truy cập cao từ người dùng.
2.2 Tối ưu tỷ lệ ROI
ROI (Return On Investment) là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư. ROI càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả.
Từ khóa của website lên top cao dẫn đến lượng truy cập càng cao. Khi đó tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ tăng theo và lợi nhuận thu về được cũng sẽ càng lớn.
2.3 Tiết kiệm chi phí
SEO chủ động tiếp cận được khách hàng có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ trên Internet và cung cấp lưu lượng truy cập liên tục với chi phí tối thiểu. Vì thế, bạn sẽ chỉ cần trả tiền cho chính dịch vụ cung cấp đến khách hàng chứ không phải số lượng khách truy cập thực tế vào trang web của bạn.
Bên cạnh đó, SEO có thể tiết kiệm được 61% chi phí so với bán hàng qua điện thoại.
2.4 Linh hoạt điều hướng khách hàng
Website là một Owned Media (kênh truyền thông do chính chủ sở hữu). Website sẽ dẫn đến Earned Media (những kênh truyền thông có được nhờ độ mạnh thương hiệu).
Khi có bất kỳ campaign mới nào, bạn có thể dễ dàng điều hướng người dùng đến trang web mong muốn như: internal links, banner website,… Điều hướng một cách khéo léo vừa có thêm traffic miễn phí mà không làm người dùng cảm thấy khó chịu.
2.5 Khả năng đo lường mạnh mẽ
SEO là một công cụ Marketing Online, vì thế SEO cũng có khả năng đo lường cao. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thứ hạng từ khóa, xem traffic, lượng backlink hay đo lường tốc độ website,… Nhờ các công cụ hỗ trợ một cách dễ dàng với mức độ chính xác cao.
2.6 Là một chiến lược đầu tư dài hạn
Không giống như quảng cáo, ngay khi bạn ngừng đầu tư vào SEO thì sẽ không còn kết quả nào nữa. SEO sẽ mang lại một hiệu quả lâu dài, nếu bạn có thể tối ưu SEO một cách hiệu quả.
Khi bạn vẫn còn ở Top đầu trang tìm kiếm, lượt traffic đổ về một cách miễn phí mà bạn sẽ không phải tốn thêm quá nhiều công sức hay bất kỳ chi phí nào để triển khai thêm.
2.7 Hỗ trợ phân tích khách hàng
Thông qua phân tích lưu lượng truy cập Website chất lượng qua quá trình thực hiện SEO. Doanh nghiệp nắm bắt được đặc điểm và hành vi của khách hàng tiềm năng. Từ đó, SEO hỗ trợ đưa ra các chiến dịch Marketing hiệu quả, phù hợp với nhu cầu khách hàng.
2.8 Nâng cao trải nghiệm người dùng
Mục đích cuối cùng của SEO là phục vụ tốt nhất cho người dùng, vì thế nâng cao tối đa trải nghiệm người dùng là yếu tố không thể thiếu.
Trong quá trình tối ưu SEO, các doanh nghiệp không ngừng cải thiện trang web bằng cách liên tục cập nhật nội dung, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
2.9 Xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu
Nếu SEO tốt, doanh nghiệp sẽ liên tục xuất hiện trên top đầu của các công cụ tìm kiếm. Website có nhiều người dùng truy cập vào sẽ tạo gợi nhớ cho khách hàng. Dần dần ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng, khiến cho khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu mỗi khi có nhu cầu.
Kết quả tìm kiếm của SEO thường có tỷ lệ nhấp vào cao hơn so với quảng cáo. SEO giúp tăng độ tin cậy của website trên danh sách của công cụ tìm kiếm, góp phần xây dựng uy tín để phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng.
Dựa vào các kết quả cũng lượng truy cập, bạn có thể tiến hành lập kế hoạch tiếp thị cho những người truy cập vào trang sản phẩm/dịch vụ của trang web. Vì những người truy cập là những khách hàng tiềm năng quan tâm đến những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
3. Nhược điểm của SEO là gì?
Ngoài những lợi ích của SEO, cũng có một số nhược điểm mà cần lưu ý, bao gồm:
3.1 Mất nhiều thời gian mới có kết quả
Tuy SEO giúp tối ưu Website hiệu quả nhưng một chiến lược SEO cần thực hiện trong dài hạn (trung bình 5-7 tháng) mới có kết quả, nhưng đôi khi cũng không có hiệu quả.
3.2 Thứ hạng từ khóa có thể thay đổi và biến động
Thứ hạng từ khóa trên top google có thể thay đổi liên tục do thuật toán google thay đổi, hoặc do các đối thủ giành lấy các vị trí tốt hơn trong bảng kết quả. Ví dụ hôm nay có thể từ khóa SEO Top 1 nhưng sau đó xuống top 20 thậm chí top 30 cũng không quá khó hiểu.
3.3 Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Khi chiến dịch SEO của bạn đạt được thành công, các đối thủ cạnh tranh có thể thay đổi chiến lược tiếp thị và tấn công bạn để giành lại thứ hạng.
4. Các hình thức SEO nhất định phải biết
Dưới đây là một số hình thức SEO phổ biến nhất định phải biết
4.1 SEO Trends
Có hai xu hướng SEO Trends phổ biến được áp dụng: xu hướng đang nổi bật và xu hướng sắp tới. SEO Trends thường làm tăng mức độ cạnh tranh và chỉ mang lại lợi ích tăng lượng truy cập trong một khoảng thời gian nhất định.
4.2 SEO Traffic
Trang web chỉ đạt hiệu quả khi khách hàng truy cập thông qua trang web trực tiếp hoặc thông qua các nguồn thông tin trung gian có liên quan, tức là khi khách hàng có nhu cầu tương thích với nội dung của trang web
Lượng truy cập vào trang web có thể đến từ các nguồn sau đây:
- Truy cập trực tiếp: Người dùng truy cập trực tiếp vào trang web bằng cách nhập URL trực tiếp vào thanh địa chỉ trình duyệt.
- Truy cập gián tiếp từ một trang trung gian: Người dùng truy cập vào trang web thông qua các trang web trung gian khác, như blog, diễn đàn, hoặc trang bình luận.
- Truy cập từ các công cụ tìm kiếm: Người dùng tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hoặc Yahoo và nhấp vào kết quả tìm kiếm để truy cập vào trang web.
- Truy cập từ các trang mạng xã hội: Người dùng truy cập vào trang web thông qua các liên kết được chia sẻ trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, hoặc LinkedIn..
4.3 SEO Crisis
Khủng hoảng SEO, còn được gọi là SEO Crisis, là tình trạng mà trang web của bạn bị sụt giảm đột ngột thứ hạng và mất sự ổn định trên các công cụ tìm kiếm. Điều này có thể gây tổn thất kinh tế đáng kể, vì vậy quan trọng để phát hiện nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Khủng hoảng SEO có thể xuất phát từ các nguyên nhân như việc sao chép nội dung quá nhiều hoặc không sáng tạo, sử dụng các chiêu thức SEO gian lận (“mũ đen”), hoặc bị đối thủ thực hiện các chiến dịch gian lận bằng cách sử dụng các liên kết độc hại.
Khi gặp phải tình huống này, quy trình sau đây nên được thực hiện để tránh những tổn thất không đáng có:
- Xác định chính xác nguyên nhân gây ra khủng hoảng SEO.
- Kiểm tra và loại bỏ ngay những liên kết độc hại bằng cách sử dụng công cụ “disavow”. Đồng thời, chỉnh sửa lại các nội dung bị lỗi.
- Tối ưu hóa lại toàn bộ trang web để nó trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Báo cáo tình huống này ngay với Google để được hỗ trợ xử lý sớm.
- Tiếp tục phát triển các trang mới và đồng thời xử lý tình huống khủng hoảng để tăng hiệu quả công việc của bạn.
4.4 SEO Sales
SEO Sales là một hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên và hiệu quả. Khách hàng tìm kiếm thông tin qua các từ khóa và tìm thấy trang web của bạn, qua đó bạn cung cấp và chia sẻ thông tin để quảng cáo và bán sản phẩm của mình.
SEO bán hàng không chỉ mang lại doanh thu mà còn giữ gìn mối quan hệ tốt với khách hàng tiềm năng. Đây là một phương pháp bán hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
4.4 SEO Branding
SEO Branding, hoặc còn gọi là SEO thương hiệu, là một hình thức SEO được các doanh nghiệp lớn sử dụng để tăng cường nhận diện thương hiệu của họ. Qua SEO Branding, tên và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ xuất hiện trên màn hình hiển thị kết quả tìm kiếm của người dùng.
Thực hiện SEO Branding một cách tốt giúp doanh nghiệp xác định vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
5. Quy trình cơ bản khi thực hiện SEO
Khi triển khai SEO, thông thường sẽ có 6 bước cơ bản sau:
Bước 1: Nghiên cứu keywords
Nghiên cứu keywords bằng các công cụ miễn phí và trả phí để tìm kiếm bộ từ khóa tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng, có khả năng tăng thứ hạng cho nội dung của website.
Bước 2: Kiểm tra và phân tích trang web
Kiểm tra một cách tổng quan những gì website đã có để xây dựng thêm những gì website chưa có. Một số yếu tố cần quan tâm như tốc độ tải trang, thứ hạng từ khóa, hệ thống backlink, source code,…
Bước 3: Xây dựng Content
Content SEO là gì? Triển khai Content Expert dựa trên danh sách Keyword mà bạn đã Research trước đó. Bạn cần tránh nhồi nhét từ khóa khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Thay vào đó, bạn hãy tối ưu nội dung một cách đầy đủ và dễ hiểu mang tính đối đáp hai chiều.
Bước 4: Tối ưu Onpage
Để tối ưu Onpage hiệu quả, trước hết bạn phải nắm rõ các khái niệm SEO keyword là gì? SEO hình ảnh là gì? Mô tả SEO là gì hay SEO youtube là gì? Hiểu rõ các khái niệm về SEO để tối ưu Onpage hiệu quả cho các nội dung mà bạn đã triển khai.
Bước 5: Tối ưu Offpage
Backlink trong SEO là gì? Xây dựng hệ thống Backlink tạo độ tin cậy, đa dạng các liên kết một cách tự nhiên và thúc đẩy cho các URL chủ lực SEO.
Bước 6: Kiểm tra, theo dõi và đánh giá hiệu quả
Luôn theo sát kết quả mà bạn đã triển khai các bước trước đó để đưa ra những chiến lược hiệu quả tiếp theo. Tiếp tục phân tích sâu hơn, thực hiện các bước tối ưu nâng cao để giữ vững thứ hạng cao và không ngừng tối ưu CRO để quá trình SEO của bạn trở nên thành công.
6. Các yếu tố quan trọng cần được tối ưu trong SEO
Tối ưu SEO là gì? Tối ưu SEO là các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm. Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình tối ưu SEO, vậy cụ thể có những yếu nào? Cùng Digital Marketing Agency DMA khám phá ngay dưới đây.
6.1 Crawlability: Tối ưu khả năng thu thập thông tin
Để Google có thể xem xét và xếp hạng nội dung của bạn, điều đầu tiên là hãy để cho Google biết sự tồn tại và có thể thu thập thông tin từ bài viết trên web của bạn.
Googlebot sẽ thực hiện chức năng đi theo các liên kết trên các trang mà Googlebot đã biết đến, để thu thập những thông tin dữ liệu ở những trang mà Google chưa xem trước đây.
Một số thông tin bạn cần quan tâm để tối ưu khả năng thu thập thông tin:
- Sử dụng Liên kết nội bộ: Google dựa vào các liên kết nội bộ để thu thập thông tin ở tất cả các trang trên website. Các trang không có liên kết nội bộ thường sẽ không được thu thập thông tin.
- Liên kết nội bộ sử dụng nofollow: Các liên kết nội bộ có thẻ nofollow sẽ không được Google thu thập thông tin.
- Các trang set NoIndex: Bạn có thể loại trừ các trang khỏi chỉ mục của Google bằng cách sử dụng thẻ meta ngăn lập chỉ mục hoặc HTTP Header.
- Disallow (chăn lập chỉ mục) trong robots.txt: Robots.txt là một tệp văn bản cho Google biết nơi Google có thể và không thể truy cập trên trang web của bạn. Nếu các trang bị chặn ở đây, Google sẽ không thu thập thông tin.
6.2 Keyword phù hợp với User Search Intent (Mục đích tìm kiếm)
SEO keywords là gì? Nghiên cứu từ khóa là công việc rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SEO.
Bạn cần phải tìm ra bộ từ khóa tối ưu có thể thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng cũng như phù hợp với nội dung bạn cung cấp. Nếu không bạn sẽ tốn rất nhiều tài nguyên mà không mang lại kết quả gì.
Một số lưu ý bạn cần quan tâm khi nghiên cứu từ khóa:
- Ý định tìm kiếm (Search intent)
- Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI keyword)
- Từ khóa đuôi dài (Long tail keyword)
6.3 Content chất lượng cao
“Content is King”, Google sẽ ưu tiên các trang có nội dung chất lượng cao, hữu ích và đáng tin cậy nhất dựa vào nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm EAT (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness).
Một content chất lượng là một content đáp ứng được Search Intent và sẽ thật tuyệt vời nếu có thể vượt qua mong đợi của người tìm kiếm. Mục đích của Google chính là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và nội dung là thứ bạn rất cần đầu tư nếu muốn đứng Top cao trong mục tìm kiếm.
6.4 Mobile Friendly: Thân thiện với thiết bị di động
Năm 2016, Google đã thông báo nâng cao thứ hạng cho các website thân thiện với trang kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động.
- Ngày 4/11/2016 Google chính thức thông báo về việc thử nghiệm lập chỉ mục trên thiết bị di động đầu tiên thay vì lập chỉ mục trên máy tính để bàn như trước đây.
- Ngày 26/3/2018 Google chính thức đưa tin về việc ưu tiên lập chỉ mục trên thiết bị di động (Mobile First Indexing)
Theo một thống kê quan trọng từ Adobe gần 8/10 người tiêu dùng sẽ ngừng tương tác với nội dung không hiển thị tốt trên thiết bị của họ.
Vì thế, bạn hãy đảm bảo mọi thứ xuất hiện và hoạt động trên nền tảng di động cũng sẽ “mượt mà” như trên desktop qua một số cách sau:
- Sử dụng cùng 1 đường dẫn nhưng tạo giao diện website trên máy tính riêng và trên điện thoại riêng.
- Sử dụng 2 đường dẫn khác nhau dành riêng cho giao diện trên máy tính và trên di động.
- Sử dụng chung 1 đường dẫn và giao diện trên máy tính có khả năng co giãn khi vào các thiết bị di động khác (Responsive).
- Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo công nghệ AMP (Accelerated Mobile Pages) cho phép tối ưu hiệu suất tổng thể của trang web.
6.5 Tối ưu Onpage
Một số yếu tố Onpage cần được tối ưu:
- Thẻ tiêu đề: ngắn gọn, thu hút, nổi bật, duy nhất hàm chứa đầy đủ nội dung muốn truyền đạt.
- Meta Description: ngắn gọn, súc tích, chứa từ khóa và gây tò mò.
- Heading: xác định được nội dung quan trọng và liên kết với nhau.
- URL: thân thiện với người dùng và bộ máy tìm kiếm, không chứa số hay các ký tự đặc biệt.
- Backlinks: xây dựng backlink liên quan và chất lượng.
- Nâng cao tính thẩm quyền thông qua các backlink và Internal link đến từ các trang có thẩm quyền cao.
- Tối ưu tốc độ tải trang: tốc độ càng nhanh khả năng giữ chân khách hàng càng cao.
6.6 Tối ưu Offpage
Ba yếu tố chính cần tập trung khi tối ưu SEO Offpage là link building, Social và Brand. Mặc dù, SEO Offpage tốn nhiều thời gian và nếu làm không cẩn thận bạn có thể bị phạt vì vi phạm các nguyên tắc quản trị web của Google. Nhưng SEO vẫn là một chiến lược cần thiết cho bạn để cải thiện EAT.
Hiện tại, các diễn đàn và blog ngày càng hiếm, nếu bạn không thể xây dựng hệ thống backlink từ nền tảng diễn đàn và blog có thể tập trung đẩy mạnh trên nền tảng social. Nhờ sức mạnh truyền thông mạnh mẽ từ Social, bạn có thể tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
6.7 Tối ưu trải nghiệm người dùng
Ngày 26/10/2015 Google sử dụng RankBrain để sắp xếp thứ hạng tìm kiếm. Từ đó, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trở thành yếu tố quan trọng để xếp hạng.
Một số điểm bạn cần quan tâm để tối ưu UX hiệu quả:
- Dwell time (thời gian dừng của người dùng trên trang trong mỗi phiên truy cập)
- Ý định tìm kiếm của người dùng (Search intent)
- CTR (tỷ lệ nhấp)
- Tỉ lệ thoát trang (Bounce rate)
6.8 Tối ưu cấu trúc website
Cấu trúc website là cách bạn tổ chức trên website. Một cấu trúc tốt là mang lại sự thuận tiện khi người dùng tìm kiếm và Google có thể loại chỉ mục URL một cách dễ dàng.
Các dạng liên quan đến cấu trúc web:
- Chuyên mục bài viết
- Danh mục sản phẩm
- Bài viết độc lập (Page)
- Bài viết tin tức (Post)
- Bài viết sản phẩm (Detail hoặc Product)
- Thẻ Tags
7. Công cụ nào hỗ trợ SEO Marketing hiệu quả?
Để những chiến lược SEO của bạn trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo các công cụ hỗ trợ sau đây:
7.1 Các công cụ tối ưu Onpage
- SEOquake
- SEO Site Checkup
- Robots.txt Generator
- XML Sitemaps
- Schema Creator
- Cora SEO: tối ưu onpage nâng cao
- Google Pagespeed Insights đo tốc độ load
7.2 Các công cụ hỗ trợ phân tích liên kết
- Ahrefs
- Open site explorer
- Moz Link Explorer
- LinkMiner
7.3 Các công cụ tối ưu content hiệu quả
- Yoast SEO
- Ahrefs SEO toolbar
- Surfer SEO
- Google Keyword Planner
- KWFinder
- SERP Robot
- Copyscape
- Keywordtool.io
- Google Trend
7.4 Công cụ cải thiện UX/UI
- Google PageSpeed Insights
- SERP Simulator
- Google Mobile Friendly Test
7.5 Công cụ nghiên cứu từ khóa
- Google Keywords Planner
- Ahrefs
- Keywordtool.io
- Spineditor.com
7.6 Các công cụ phân tích website
- Ahrefs
- Screaming Frog
- Website Auditor
- Google Search Console
- SEO Web Page Analyzer
- Panguin tool
7.7 Các công cụ kiểm tra thứ hạng nhanh chóng
- Rank Tracker (trong bộ công cụ của SEO Powersuite)
- Serprobot
8. Những câu hỏi thường gặp về SEO trong marketing
8.1 Seo là viết tắt của từ gì?
Như đã đề cập ở trên, SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm
8.2 SEO thuộc lĩnh vực nào?
SEO là một trong những công việc trong lĩnh vực Digital Marketing.
9. Làm SEO gồm những công việc gì?
Cụ thể, công việc của SEOer bao gồm:
– Phân tích Website.
– Tìm hiểu đối thủ.
– Tối ưu hóa từ khóa (SEO Search).
– Nghiên cứu bộ từ khóa và lập kế hoạch nội dung.
– Tối ưu cấu trúc của Website.
– Xây dựng hệ thống backlink.
– Nghiên cứu, kiểm tra, cập nhật từ khóa hàng tuần, hàng tháng.
– Phát hiện và khắc phục các sai sót.
Các SEOer hiện nay có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các công ty dịch vụ SEO website, các công ty kinh doanh trực tuyến, hoặc có thể làm tự do và cung cấp dịch vụ SEO cho các đơn vị, dự án có nhu cầu tối ưu hóa website để tăng cường hiệu quả kinh doanh trên mạng.
Không chỉ định nghĩa thuật ngữ SEO là gì trong Marketing? Lý do tại sao các doanh nghiệp không thể bỏ qua việc tối ưu SEO, Digital Marketing DMA còn giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cơ bản khi thực hiện SEO.
Để có một chiến lược SEO hiệu quả, bạn cần biết những yếu tố nào nên được tối ưu. Từ đó, bạn có thể kết hợp với các công cụ phân tích nhằm tối ưu SEO một cách hiệu quả nhất.