Brand marketing là gì? Công việc của Brand marketing là làm gì?

Brand Marketing là gì?

Bạn đang muốn tìm hiểu bản chất của Brand Marketing là gì? Brand marketing là làm gì? Và những kỹ năng cần có của một người làm ở vị trí Brand Marketing. Con đường sự nghiệp và mức thu nhập trung bình của nghề này? Cùng DMA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Brand marketing là gì?

Brand marketing là gì? Brand marketing (tiếp thị thương hiệu) là một quá trình nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu của một doanh nghiệp hoặc sản phẩm nào đó trên thị trường. Brand marketing bao gồm những hoạt động như tạo dựng thương hiệu, quảng cáo, PR, sự kiện, tài trợ, xây dựng mối quan hệ khách hàng, v.v.

Mục đích của brand marketing là tạo dựng một thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo để thu hút khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh số bán hàng và đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Brand marketing cũng giúp tạo ra lòng tin và sự tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

Từ đó, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Brand Marketing là gì?
Brand Marketing là gì?

Phân biệt Brand marketing với Branding và Trade Marketing

Để hiểu rõ hơn về khái niệm brand marketing là gì và tránh bị nhầm lẫn với những thuật ngữ khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa brand marketing với Branding và Trade Marketing dưới đây.

Phân biệt Brand marketing và Branding

Mặc dù nghe có vẻ khá giống nhau nhưng bạn cần lưu ý rằng “brand marketing” và “branding” là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau. Brand marketing là hoạt động cải thiện độ nhận diện thương hiệu (Brand Recognition), còn branding là hoạt động tập trung vào xây dựng thương hiệu.

Branding là quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu bằng cách thiết kế tên gọi, biểu tượng, thông điệp quảng cáo, giá trị cốt lõi, cá tính thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng. Nó là một quá trình dài hạn, tập trung vào việc xác định, định hình thương hiệu và giá trị của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Brand marketing là một phần trong chiến lược marketing của công ty. Brand marketing tập trung vào việc phát triển, kích hoạt thương hiệu (Brand activation), thông qua những hoạt động như:

  • Quảng cáo.
  • PR.
  • Tổ chức sự kiện.
  • Tài trợ, v.v.

Đây là quá trình tạm thời, tập trung vào việc đưa thương hiệu đến với khách hàng. Và thu hút sự quan tâm của khách hàng, giúp tăng doanh số bán hàng và đem lại giá trị cho doanh nghiệp.

Brand Marketing và Branding có sự khác biệt với nhau
Brand Marketing và Branding có sự khác biệt với nhau

Phân biệt Brand marketing và Trade marketing

Trade marketing và Brand marketing đều là những phương pháp quan trọng giúp phát triển doanh nghiệp và tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, chúng có mục đích và chiến lược rất khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng và mục tiêu cụ thể:

  • Đối tượng khách hàng: Trong trade marketing, đối tượng khách hàng chính là những đại lý, nhà phân phối hoặc những cửa hàng bán lẻ. Trong khi đó với brand marketing thì đối tượng khách hàng chính là người tiêu dùng cuối cùng.
  • Mục tiêu: Trade marketing nhằm tăng doanh số bán hàng tại những đại lý và cửa hàng bán lẻ. Còn brand marketing nhằm xây dựng và phát triển nhận diện thương hiệu để thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Chiến lược: Trong trade marketing, chiến lược chủ yếu là khuyến mãi, giảm giá hoặc những ưu đãi khác để tăng doanh số bán hàng. Trong khi đó, chiến lược chủ yếu của brand marketing là tạo dựng và phát triển thương hiệu để tạo nên sự tín nhiệm và tương tác với khách hàng.
  • Kết quả: Trade marketing được xem là thành công khi đem lại sự tăng trưởng doanh số bán hàng tại các cửa hàng, đại lý. Trong khi đó, brand marketing được đánh giá là thành công khi mức độ nhận biết và nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng được gia tăng.

Công việc brand marketing là làm gì?

Tùy theo cấp bậc và quy mô tổ chức của từng công ty khác nhau, sẽ có sự khác nhau giữa công việc của người làm brand marketing. Hiện nay, marketing thương hiệu thường được chia thành hai cấp độ:

Cấp độ chuyên viên Brand Marketing

Với vị trí Chuyên viên Brand Marketing, chức vụ này sẽ tập trung thực hiện những công việc cụ thể, liên quan đến phát triển thương hiệu và truyền thông nội bộ như:

  • Nghiên cứu và phân tích những số liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh, thị trường và khách hàng mục tiêu. Từ đó tư vấn cho cấp trên những phương án phát triển thương hiệu tiếp theo.
  • Theo dõi và báo cáo ngân sách cho những chiến lược thương hiệu trên cơ sở ngắn hạn (ví dụ: hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm).
  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chi tiết cho sản phẩm, dịch vụ mới. Như logo, slogan, màu sắc, hình ảnh, nhân vật đại diện… (Brand Architecture).
  • Quản lý những kênh truyền thông cho một sản phẩm, doanh nghiệp. Như kênh mạng xã hội (Fanpage, Instagram, TikTok,…), website, v.v.
Chuyên viên Brand Marketing thực hiện nghiên cứu và phân tích
Chuyên viên Brand Marketing thực hiện nghiên cứu và phân tích

Cấp độ Brand Manager

Với vị trí là Brand Manager, chức vụ này sẽ tập trung vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu một cách lâu dài và định vị bản chất thương hiệu “mẹ” (Brand Essence), hướng đến con người. Công việc của brand manager cụ thể như sau:

  • Truyền đạt và báo cáo những kế hoạch ​​và kết quả liên quan đến thương hiệu trực tiếp cho hội đồng quản trị hoặc những đối tác quan trọng của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch dài hạn cho những mục tiêu và hướng đi của thương hiệu, xác định phương hướng cuối cùng của những hoạt động đó.
  • Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết. Báo cáo ban giám đốc và triển khai thực hiện kế hoạch.
  • Đảm bảo việc triển khai những hoạt động phát triển thương hiệu giữa các bộ phận nội bộ với những bộ phận khác cũng như với đối tác, khách hàng đúng tiến độ.
  • Quản lý ngân sách cho các chiến dịch thương hiệu dài hạn.
  • Quản lý nguồn nhân lực trong phòng ban.
Mô tả công việc Brand Manager
Mô tả công việc Brand Manager

5 kỹ năng Brand Marketing cần có

Để biết rõ hơn về công việc brand marketing là gì thì chúng ta cũng cần tìm hiểu qua chức vụ này cần có những những kỹ năng nào?

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một kỹ năng quan trọng trong Brand Marketing. Để làm điều này, những người làm Brand Marketing cần phân tích những dữ liệu liên quan đến hoạt động quản trị thương hiệu của đối thủ cạnh tranh.

Thông thường, có ba loại đối thủ cạnh tranh chính cần xem xét:

  1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng, cung cấp những sản phẩm tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp mình. Ví dụ, Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực sữa nước.
  2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đây là các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm khác nhưng có khả năng giải quyết vấn đề của khách hàng mục tiêu của mình. Ví dụ, Coca-Cola là một dòng sản phẩm đồ uống có ga đóng lon. Nhưng có một sản phẩm khác như cà phê của Starbucks, trà đóng gói của Lipton,… cũng giải quyết được nhu cầu giải khát của người tiêu dùng.
  3. Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức: Loại đối thủ cạnh tranh này phần nhiều dựa trên quan điểm của người tiêu dùng. Ví dụ, nhiều khách có thể cho rằng thay vì mua cam tươi để cung cấp vitamin C. Họ có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng khác để đáp ứng nhu cầu này.
Những kỹ năng cần có khi làm Brand Marketing
Những kỹ năng cần có khi làm Brand Marketing

Định vị thương hiệu

Việc định vị thương hiệu của một doanh nghiệp bao gồm việc thu thập dữ liệu quan trọng từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó tạo ra một thông điệp ngắn gọn, trực quan và khác biệt so với đối thủ. Quá trình định vị thương hiệu gồm ba yếu tố chính:

  1. Khán giả: nhóm khách hàng mà thương hiệu muốn tiếp cận.
  2. Giá trị đề xuất: giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng.
  3. Giọng điệu và nhân cách: cách thương hiệu “giao tiếp” với khách hàng.

Trái với việc phân tích cạnh tranh dựa trên dữ liệu, việc định vị thương hiệu là một quá trình đòi hỏi sự sáng tạo. Trong đó sự độc đáo là yếu tố quan trọng.

Xây dựng chiến lược thương hiệu

Một chuyên gia làm Brand Marketing cần có kiến thức và kinh nghiệm rộng về chiến lược thương hiệu sẽ xây dựng một số nguyên tắc tổng thể. Để từ đó đảm bảo kế hoạch trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm hỗ trợ vị thế của thương hiệu hiện tại và trong tương lai.

Ví dụ, thương hiệu Dove đã định vị thương hiệu của mình làm người tôn vinh vẻ đẹp thực sự – “Real Beauty”. Chiến lược của họ là sử dụng những người mẫu có nét đẹp khác biệt so với tiêu chuẩn truyền thống. Bao gồm người da màu, phụ nữ từ nhiều độ tuổi và nhiều dáng vóc khác nhau.

Brand Marekting của Dove với chiến dịch Real Beauty
Brand Marekting của Dove với chiến dịch Real Beauty

Quản lý thương hiệu

Quản lý thương hiệu đòi hỏi tư duy tổng thể để xây dựng một chiến lược thương hiệu hoàn hảo. Đồng thời không thể thiếu các công việc yêu cầu tư duy chi tiết.

Người làm Brand Marketing đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý thương hiệu, liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc thương hiệu ở mức độ từng bộ phận và từng trường hợp cụ thể.

Một chuyên gia Branding Marketing thường phải giải quyết các câu hỏi cụ thể như:

  • Hợp tác với KOL này để quảng bá cho thương hiệu liệu có mang lại lợi ích cho nhãn hàng không?
  • Diễn viên này có phù hợp với cá tính của thương hiệu hay không?
  • Logo, màu sắc hay thông điệp này có tạo sự chú ý, gây ấn tượng và tạo ra cảm giác tốt nhất cho khách hàng mục tiêu không?

Quản lý dự án

Người làm Branding Marketing cần đảm bảo tính liên tục của một dự án từ giai đoạn lập kế hoạch đến đánh giá hiệu quả chiến dịch truyền thông. Điều này yêu cầu người làm brand marketing có kỹ năng quản lý dự án và tư duy hệ thống một cách logic.

Nếu không có quy trình cụ thể và thông số có thể không được phân phối rõ ràng, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn và mất kiểm soát.

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng  bởi vì người làm Brand Marketing thường làm việc với nhiều cá nhân có vai trò khác nhau. Từ nhân viên thiết kế đồ họa đến người xuất nội dung, đối tác quảng cáo và khách hàng mục tiêu của thương hiệu,…

Kỹ năng quản lý dự án khi làm Brand Marketing
Kỹ năng quản lý dự án khi làm Brand Marketing

Nhiệm vụ của Brand Marketing đối với doanh nghiệp

Xác định khách hàng tiềm năng

Điều đầu tiên khi xây dựng chiến lược, bạn cần xác định chính xác đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến là ai. Đó chính là nhóm khách hàng tiềm năng – những người có khả năng cao sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó những người làm Brand Marketing có thể phác hoạ ra được chân dung khách hàng mục tiêu với mục đích phục vụ cho việc xây dựng một chiến lược chính xác và hiệu quả.

Dù chiến lược Brand Marketing là gì thì bước đầu tiên phải xác định được khách hàng tiềm năng.
Dù chiến lược Brand Marketing là gì thì bước đầu tiên phải xác định được khách hàng tiềm năng.

Xây dựng chiến lược Brand Marketing

Việc xây dựng chiến lược luôn là công việc rất rất quan trọng và ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kể cả trong hoạt động Brand Marketing, những chiến lược này phải tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người tiêu dùng và khiến họ nghĩ ngay đến thương hiệu.

Nếu doanh nghiệp có nhiều thương hiệu thì có thể lập những chiến lược phụ trợ. Tại đây, các thương hiệu hỗ trợ qua lại và cùng nhau phát triển. Để thực hiện chiến lược thương hiệu, bạn cần tiến hành các công việc như:

  • Xác định mục tiêu thật cụ thể (mỗi doanh nghiệp có thể theo đuổi từ 1 đến nhiều mục tiêu Marketing)
  • Tạo danh mục thương hiệu (dựa vào tính đa dạng hóa của sản phẩm, dịch vụ, một doanh nghiệp có thể sở hữu 1 hoặc nhiều thương hiệu khác nhau)
  • Định vị thương hiệu – đây là tập hợp những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tạo dựng chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng.
Brand Marketing cần xây dựng một chiến lượt ấn tượng
Brand Marketing cần xây dựng một chiến lượt ấn tượng

Triển khai chiến lược Brand Marketing

Sau khi xây dựng xong chiến lược Brand Marketing, doanh nghiệp sẽ tiến hành triển khai các chiến lược đó trên thực tế. Để có thể thực thi tốt mọi hoạt động trong chiến lược đặt ra, người làm Marketing cần phải phân tích thị trường một cách kỹ lưỡng, thấu hiểu tâm lý khách hàng, nắm bắt xu hướng tiêu dùng, theo sát quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ ngân sách và nguồn lực hợp lý, phối hợp với các bộ phận khác,…

Đo lường kết quả chiến lược Brand Marketing

Đo lường kết quả của chiến lược Brand Marketing là công việc vô cùng cần thiết. Điều này sẽ có ý nghĩa khá quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn lực và quy trình triển khai giúp bạn biết liệu chiến dịch này có thật sự hiệu quả.

Trên thực tế, việc kiểm tra kết quả có thể diễn ra tại tất cả những thời điểm của quy trình triển khai chiến lược, ngay cả khi chiến lược chưa kết thúc. Như vậy, người làm Brand Marketing có thể sẽ kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế mà không làm ảnh hưởng đến kết quả chung.

Brand Marketing có thu nhập là bao nhiêu?

Mức thu nhập trung bình dành cho những vị trí Brand Marketing tùy thuộc vào tính chất và phạm vi công việc của từng doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia hay những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Theo nhưng DMA được biết thì mức thu nhập trung bình của một Brand Marketing cho những vị trí là như sau:

  • Đối với thực tập sinh: Mức thu nhập vị trí thực tập sinh dao động trong khoảng từ 3-5 triệu đồng/ tháng
  • Đối với nhân viên vừa mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm: Mức thu nhập sẽ dao động từ khoảng 8-10 triệu đồng/ tháng
  • Với vị trí chuyên viên Brand Marketing và có 1-2 năm kinh nghiệm: Mức lương bạn sẽ nhận được là khoảng từ 10-15 triệu đồng/ tháng
  • Với vị trí Brand Manager có kinh nghiệm từ 3-5 năm: Bạn sẽ nhận được mức lương dao động từ khoảng 14-23 triệu đồng/ tháng
  • Brand Manager với 5 hoặc hơn 5 năm kinh nghiệm: Bạn sẽ có thể nhận được mức thu nhập từ 27 triệu đồng/ tháng trở lên.

Nhưng để có thể làm một Brand Marketing tại những công ty lớn hàng đầu cũng như đạt được hiệu sắc và mang lại nhiều kết quả công việc xuất sắc thì mức lương của bạn nhận được có thể tăng lên tầm 20-50 % so với thống kê ban đầu.

Brand Marketing có mức thu nhập trung bình khá tốt
Brand Marketing có mức thu nhập trung bình khá tốt

Câu hỏi thường gặp trong quá trình làm brand marketing

Brand Marketing có ảnh hưởng đến doanh thu không?

  • Có, Brand Marketing có thể tạo nên sự nhận diện và tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu, làm tăng khả năng tiếp cận và tạo ra doanh số bán hàng. Một thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh.

Brand Marketing có cần sử dụng mạng xã hội không?

  • Mạng xã hội có thể là một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ để thực hiện Brand Marketing. Sử dụng mạng xã hội cho phép thương hiệu tương tác trực tiếp với khách hàng, chia sẻ những thông điệp thương hiệu và xây dựng mối quan hệ tương tác sâu hơn.
  • Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội cần phải có chiến lược phù hợp và quản lý chặt chẽ để đạt được kết quả tốt nhất.

Brand Marketing có thể áp dụng cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ không?

  • Đúng, Brand Marketing không phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Cả doanh nghiệp lớn và nhỏ đều có thể triển khai Brand Marketing để xây dựng và quản lý thương hiệu của mình.
  • Quy mô chỉ định hình phương pháp và phạm vi thực hiện. Nhưng tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu vẫn giữ nguyên.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã giúp cho bạn hiểu được brand marketing là gì, những kỹ năng cần có của người làm brand marketing và vài trò của brand marketing đối với doanh nghiệp. Hy vọng DMA đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích và hẹn gặp lại ở bài viết sau!

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ