Tổng Hợp Các Loại Từ Khóa Trong SEO Quan Trọng Cần Biết 2023

Từ khóa giao dịch được sử dụng ở bước cuối cùng của quá trình mua sản phẩm

Các loại từ khóa trong SEO đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự xuất hiện và vị trí của một trang web trên các trang kết quả tìm kiếm. Có nhiều loại từ khóa khác nhau và việc lựa chọn các loại từ khóa phù hợp là một yếu tố giúp website hiển thị ở vị trí cao hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại từ khóa trong SEO và cách sử dụng chúng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1.  Vai trò của các loại từ khóa trong SEO

Bằng cách lựa chọn và sử dụng các loại từ khóa trong SEO phù hợp, người viết có thể tạo ra nội dung mà người dùng đang tìm kiếm và cải thiện khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Khi tối ưu hóa từ khóa, trang web có cơ hội xuất hiện cao hơn trên kết quả tìm kiếm, tăng khả năng thu hút lưu lượng truy cập.

Với công cụ tìm kiếm, từ khóa sẽ giúp chúng hiểu nội dung trang web tốt hơn. Khi các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web, chúng sẽ “quét” các từ khóa để hiểu trang web của bạn nói về chủ đề gì. Bạn càng sử dụng nhiều từ khóa có liên quan, các công cụ tìm kiếm sẽ càng hiểu trang web của bạn hơn và hiển thị trong SERP khi người dùng tìm kiếm những từ khóa đó.

Với người dùng, sử dụng từ khóa thích hợp giúp họ dễ dàng tìm được nội dung mình tìm kiếm. Khi mọi người tìm kiếm thông tin về một chủ đề cụ thể, họ sử dụng nhiều từ khóa hoặc cụm từ khác nhau. Nếu nội dung trang web của bạn tối ưu những từ khóa được nhiều người tìm kiếm thì nó sẽ được ưu tiên trên SERP. Điều đó sẽ giúp trang web của bạn được nhiều người nhìn thấy và tăng traffic.

Bên cạnh đó, từ khóa cũng giúp tăng sức mạnh liên kết trên trang. Các SEOer có thể sử dụng từ khóa làm anchor text cho các internal link. Người dùng có thể được khuyến khích đọc thêm nội dung thông qua các internal link này và cải thiện thời gian trên trang. Chúng cũng được dùng làm tên các danh mục hoặc thành phần menu để người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung mình muốn xem.

2.  Các loại từ khóa trong SEO

Từ khóa có thể giúp cải thiện vị trí website nếu được sử dụng đúng cách. Có nhiều cách để phân loại từ khóa, sau đây là các loại từ khóa trong SEO cơ bản nhất.

2.1  Phân loại theo độ dài

Các loại từ khóa trong SEO có thể phân theo độ dài khá phổ biến và bao gồm 3 loại gồm: từ khóa ngắn, từ khóa trung bình và từ khóa dài.

2.1.1   Từ khóa ngắn (Short-tail keywords)

Từ khóa ngắn là những từ khóa khá chung chung. Chúng chỉ dài khoảng một hoặc hai từ và có nhiều lượt tìm kiếm. Tuy nhiên, chúng không cung cấp nhiều ngữ cảnh về thông tin mà người dùng đang tìm kiếm nên khả năng cạnh tranh cũng cao hơn.

Ví dụ, khi bạn tìm kiếm từ khóa “giày thể thao” trên Google thì kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị đa dạng nội dung như giày thể thao nam, giày thể thao nữ, giày thể thao êm, giày thể thao chính hãng,… Vì từ khóa quá ngắn nên hầu hết những kết quả hiển thị ở top đầu sẽ là những trang web mạnh, chẳng hạn như có các chỉ số DR, DA cao.

Một ví dụ về từ khóa ngắn
Một ví dụ về từ khóa ngắn

2.1.2   Từ khóa trung bình (Mid-tail keywords)

Từ khóa trung bình dài hơn từ khóa ngắn. Chúng thường dài từ 3-5 từ và cung cấp nhiều thông tin cụ thể hơn. Ví dụ: “giày chạy bộ nữ” là một từ khóa trung bình. Loại từ khóa này có lượng tìm kiếm trung bình, nghĩa là ít người tìm kiếm chúng hơn so với từ khóa ngắn nhưng lại có nhiều người tìm kiếm chúng hơn so với từ khóa dài. Từ khóa trung bình cũng ít cạnh tranh hơn so với từ khóa ngắn.

Xem thêm:  Top 20 Công Cụ Kiểm Tra Tốc Độ Website Miễn Phí 2024

2.1.3   Từ khóa dài (Long-tail keywords)

Từ khóa dài là những từ khóa cụ thể nhất. Chúng thường dài hơn 5 từ và có ngữ cảnh khá cụ thể. Ví dụ với từ “giày thể thao” thì một ví dụ cho từ khóa dài là “giày thể thao nữ êm chân chính hãng”. Từ khóa dài có lượng tìm kiếm thấp hơn từ khóa ngắn và từ khóa trung bình. Tuy nhiên, chúng cũng ít cạnh tranh nhất nên có thể sử dụng để đạt thứ hạng cao hơn SERP.

Ví dụ về các từ khóa dài
Ví dụ về các từ khóa dài

2.2  Phân loại theo vai trò

Với cách phân loại này, từ khóa được phân loại thành 3 loại bao gồm: từ khóa chính, từ khóa phụ và từ khóa ngữ nghĩa.

2.2.1   Từ khóa chính (Focus keyword)

Từ khóa chính (hay từ khóa trọng tâm) là từ khóa mà bạn muốn tập trung và xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Nội dung của bài viết sẽ xoay quanh từ khóa chính và chúng thường được tìm thấy trong URL, tiêu đề hoặc các thẻ H. Đây là từ khóa quan trọng nhất trên một trang và đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược nội dung SEO.

Tuy nhiên, việc chọn focus keyword không chỉ đơn giản là chọn các loại từ khóa trong SEO phổ biến nhất. Nó phải phù hợp với nội dung của trang web, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng và có khả năng cạnh tranh với các trang web khác. Ngoài ra, tần suất sử dụng từ khóa chính cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng bị xem là spam từ khóa.

Từ khóa chính là quan trọng nhất trên trang
Từ khóa chính là quan trọng nhất trên trang

2.2.2   Từ khóa phụ (Secondary keywords)

Từ khóa phụ là những từ hoặc cụm từ có liên quan chặt chẽ với từ khóa chính nhưng không được tập trung và tối ưu hóa như từ khóa chính. Chúng cung cấp cho các công cụ tìm kiếm nhiều ngữ cảnh hơn về nội dung của trang. Nhờ vậy, trang web có thể hiển thị đa dạng hơn với các kết quả tìm kiếm từ nhiều từ khóa khác nhau của người dùng.

Sử dụng từ khóa phụ nhằm mục đích bổ sung và mở rộng phạm vi nội dung của trang web. Những từ khóa phụ nên được sử dụng một cách tự nhiên trong toàn bộ nội dung, bạn cũng có thể chèn chúng trong H2 hoặc H3. Nếu bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh của chủ đề chính, nó có thể được xem xét để có thứ hạng cao trên SERP.

2.2.3   Từ khóa ngữ nghĩa (Semantic keywords)

Các từ khóa ngữ nghĩa là những từ khóa có liên quan với nhau về mặt ý nghĩa và ngữ cảnh. Từ khóa ngữ nghĩa của từ khóa, thay vì chỉ tập trung vào những từ khóa cụ thể. Từ khóa ngữ nghĩa không chỉ tập trung vào những từ đồng nghĩa mà còn tìm hiểu ý nghĩa sâu hơn và mở rộng phạm vi của từ khóa.

Việc sử dụng semantic keyword cũng giúp tăng khả năng xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa chính. Bằng cách mở rộng phạm vi từ khóa, trang web có thể tăng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng. Ví dụ, với từ khóa chính là “du lịch biển” thì từ khóa ngữ nghĩa của nó có thể là phượt biển, khu nghỉ dưỡng 5 sao, bãi tắm, lặn biển,…

Ví dụ về các từ khóa ngữ nghĩa
Ví dụ về các từ khóa ngữ nghĩa

2.3  Phân loại theo mục tiêu

Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến 6 loại từ khóa:

  • Từ khóa chuyên ngành
  • Từ khóa tổng quát
  • Từ khóa thương hiệu
  • Từ khóa liên quan đến sản phẩm
  • Từ khóa xác định khách hàng
  • Từ khóa địa điểm
Xem thêm:  [Bật mí] 70+ Câu lệnh Chat GPT thực chiến cho dân SEO

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng loại từ khóa.

2.3.1   Từ khóa chuyên ngành (Market-specific keywords)

Từ khóa chuyên ngành (Market-specific keywords) là những từ khóa liên quan đến một thị trường hoặc ngành nghề cụ thể. Việc sử dụng loại từ khóa này giúp tập trung vào đúng đối tượng khách hàng và thu hút lưu lượng tìm kiếm có liên quan đến ngành nghề hoặc sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ sẽ có những từ khóa chuyên ngành như phần mềm, laptop, điện thoại thông minh. Hay trong ngành du lịch sẽ có từ khóa chuyên ngành là resort, khách sạn, suite, lưu trú, địa điểm tham quan,…

Từ khóa tổ Xem trang

Những từ khóa trong lĩnh vực du lịch
Những từ khóa trong lĩnh vực du lịch

2.3.2   Tổng quát (Generic keywords)

Những từ khóa tổng quát thường là từ khóa ngắn và không có mô tả chi tiết. Chúng nhắm đến một chủ đề rộng và không đề cập đến một ngành nghề, thị trường hoặc thương hiệu cụ thể. Mặc dù loại từ khóa này có thể thu hút nhiều người xem nhưng rất khó cạnh tranh cho những vị trí đầu của SERP. Ví dụ: giày thể thao, trà sữa, tour du lịch, văn phòng,…

2.3.3   Từ khóa có tên thương hiệu (Branded keywords)

Ngược lại với các từ khóa tổng quát, từ khóa thương hiệu đề cập đến một thương hiệu cụ thể. Chúng thường được sử dụng bởi những người dùng có sự hiểu biết nhất định về thương hiệu. Từ khóa thương hiệu rất quan trọng đối với SEO vì chúng có thể giúp bạn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm cho các truy vấn có chứa tên thương hiệu của bạn.

Ví dụ, người dùng có thể tìm kiếm những cụm từ có chứa từ khóa thương hiệu như giày Nike cho nữ, giày thể thao cho nam Adidas, điện thoại Samsung, laptop Acer,…. Việc dùng những từ khóa này có thể giúp thương hiệu của bạn khuyến khích các leads mua hàng.

Từ khóa chứa thương hiệu Nike
Từ khóa chứa thương hiệu Nike

2.3.4   Từ khóa liên quan đến sản phẩm (Product-related keywords)

Từ khóa liên quan đến sản phẩm là những từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm để tìm thông tin về các sản phẩm cụ thể. Đây là những từ khóa liên quan đến loại sản phẩm, tính năng, ứng dụng hoặc sự phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Ví dụ, nếu một người tìm kiếm “điện thoại chụp ảnh tốt” hoặc “điện thoại pin trâu” trên công cụ tìm kiếm, thì “điện thoại chụp ảnh tốt” và “điện thoại pin trâu” đều là các product-related keywords. Những từ khóa này cho thấy người dùng quan tâm đến một tính năng cụ thể nào đó của điện thoại.

2.3.5   Từ khóa xác định khách hàng (Customer-defining keywords)

Từ khóa xác định khách hàng là những từ khóa được sử dụng trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến để xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Những từ khóa này có thể đề cập đến những đặc điểm của khách hàng như độ tuổi, sở thích, thu nhập, giới tính,…

Ví dụ, nếu một công ty bán sản phẩm dành cho phụ nữ mang thai và em bé, các từ khóa như “đầm bầu”, “thời trang mẹ và bé” hay “găng tay em bé” chính là customer-defining keywords. Những từ khóa này giúp công ty hướng đến một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể và thu hút nhóm đối tượng này hiệu quả hơn thông qua chiến dịch quảng cáo.

Ví dụ về từ khóa xác định khách hàng
Ví dụ về từ khóa xác định khách hàng

2.3.6   Từ khóa địa điểm (Location-specific keywords)

Ttừ khóa địa điểm là những từ khóa được sử dụng để nhắm đến khách hàng trong một địa điểm cụ thể. Đây là các từ khóa chứa tên của một địa phương, thành phố, quận, tỉnh, hoặc quốc gia. Những từ khóa địa điểm có thể giúp tiếp cận khách hàng ở một hoặc nhiều khu vực địa lý tốt hơn.

Xem thêm:  Alt Text Là Gì? Cách Viết Alt Text Hiệu Quả Nhất Trong SEO

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp địa phương muốn tiếp cận khách hàng trong khu vực Hà Nội, họ có thể sử dụng các từ khóa địa điểm như “dịch vụ xe đưa đón Hà Nội”, “nhà hàng ngon Hà Nội”, hoặc “khách sạn giá rẻ Hà Nội”. Những từ khóa này nhắm đến những khách hàng có quan tâm đến dịch vụ hoặc sản phẩm trong khu vực Hà Nội.

2.4  Phân loại theo mục đích tìm kiếm

Dựa theo mục tiêu tìm kiếm của người dùng, từ khóa được phân thành 4 loại bao gồm:

  • Từ khóa thông tin
  • Từ khóa thương mại
  • Từ khóa giao dịch
  • Từ khóa điều hướng

2.4.1   Từ khóa cung cấp thông tin (Informational keywords)

Như tên gọi của mình, từ khóa thông tin là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm thông tin, giải đáp câu hỏi hoặc tìm hiểu về một vấn đề cụ thể. Ví dụ, khi một người dùng muốn biết về cách chăm sóc cây cảnh thì những cụm từ thể hiện cho mục đích cung cấp thông tin sẽ là “làm sao để”, “cách làm” hoặc “là gì”.

Các từ khóa thông tin
Các từ khóa thông tin

2.4.2   Từ khóa có mục đích thương mại (Commercial intent keywords)

Các từ khóa có mục đích thương mại thể hiện rằng người dùng đang hướng tới việc mua một sản phẩm nào đó. Mục đích của những từ khóa này là giúp họ thu thập thông tin và đưa ra quyết định mua hàng tốt nhất. Chẳng hạn như khi một người tìm kiếm cụm từ “giá ô tô Toyota” thì khả năng cao là họ đang muốn mua ô tô của thương hiệu Toyota.

Một trong những từ khóa có mục đích thương mại phổ biến nhất là “giá rẻ”, “hàng đầu”, “top”, “tốt nhất”, “review”, “so sánh”. Việc tối ưu hóa những từ khóa này giúp bạn đánh và tâm lý khách hàng và tăng khả năng họ click vào xem nội dung. Từ đó, chúng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và cải thiện doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

2.4.3   Từ khóa giao dịch (Transactional keywords)

Từ khóa giao dịch là những từ khóa thể hiện ý định mua hàng hoặc thực hiện một hành động cụ thể nào đó liên quan đến việc giao dịch hoặc mua sắm. Một số từ khóa giao dịch thông dụng bao gồm “đặt hàng”, “đăng ký”, “tải xuống”, “bán”, “thanh toán”.

Loại từ khóa này có thể được dùng để khuyến khích những khách hàng chuẩn bị thực hiện một hành động nhất định để hoàn tất quá trình mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Từ khóa giao dịch được sử dụng ở bước cuối cùng của quá trình mua sản phẩm
Từ khóa giao dịch được sử dụng ở bước cuối cùng của quá trình mua sản phẩm

2.4.5   Từ khóa điều hướng (Navigational keywords)

Từ khóa điều hướng có thể được sử dụng cả khi người dùng muốn tìm thứ gì đó online hoặc trực tiếp. Họ có thể nhập ngay tên của một thương hiệu hoặc một địa điểm nào đó trên thanh tìm kiếm. Hoặc họ cũng có thể sử dụng những cụm từ như “gần tôi”, “gần đây” hay “địa điểm”, “địa chỉ”.

Những từ khóa điều hướng này thường được sử dụng trong SEO địa phương để hướng lưu lượng truy cập đến các một vị trí thực tế nào đó. Chẳng hạn như một quán ăn chuyên về các món Hàn Quốc ở quận 10 có thể sử dụng cụm từ “quán Hàn ngon quận 10” để tăng khả năng hiển thị trong SERP của những ai tìm kiếm cụm từ đó.

Lời kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn 16 loại từ khóa với những cách phân loại khác nhau. Các loại từ khóa trong SEO nên được sử dụng một cách hợp lý để có thể cải thiện sức mạnh trang web và đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Hy vọng nội dung trên của Digital Marketing Agency DMA đã giải đáp được thắc mắc của bạn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ