Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Những điều quang trọng cần biết về bảo mật SSL

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

Bạn cần tìm hiểu chứng chỉ bảo mật SSL là gì và SSL hoạt động ra sao? Có những loại chứng chỉ SSL nào? Nếu bạn chưa biết thì đừng lo lắng, cùng Digital Marketing Agency DMA giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

Nếu bạn đang sở hữu website bán hàng nhưng vẫn chưa nắm được giao thức SSL là gì thì bạn đã gặp phải một thiếu sót lớn. Hãy tìm hiểu sâu hơn về chứng chỉ SSL là gì trong phần dưới đây nhé.

Khái niệm chứng chỉ SSL

SSL là các chữ viết tắt của từ Secure Sockets Layer (sau này được gọi là TLS – Transport Layer Security) có nghĩa là một giao thức giúp truyền đạt thông tin bảo mật một cách an toàn qua mạng internet. Chứng chỉ SSL là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ trên toàn cầu tạo ra một liên kết giữa máy chủ webite và trình duyệt.

Chứng thư số SSL hay SSL certificate là gì? Trên thực tế, đây chỉ là một tên gọi khác của chứng chỉ SSL. Các loại chứng chỉ bảo mật của website SSL này được sử dụng bởi hàng triệu công ty trực tuyến và cá nhân trên khắp thể giới để bảo đảm việc mua bán bằng thẻ, chuyển dữ liệu và đăng nhập.

Gần đây, chứng chỉ SSL cũng đã trở thành tiêu chuẩn khi bảo đảm việc duyệt các trang truyền thông xã hội.

Khái niệm chứng chỉ bảo mật SSL là gì?
Khái niệm chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

Chứng chỉ bảo mật SSL hoạt động như thế nào?

Một trong các điều đầu tiên cần biết để sở hữu một chứng chỉ SSL và đi sâu hơn vào để tìm hiểu nguyên lý hoạt động của chứng chỉ bảo mật SSL thì bạn cần hiểu được thuật ngữ CSR SSL là gì?

Certificate Signing Request (CSR) là gì?

Được xem là bước đầu tiên trong vòng đời của chứng chỉ SSL. CSR là một tệp chứa những hông tin về Tổ chức phát hành chứng chỉ cần có để tạo chứng chỉ SSL cho bạn. Sau khi có được mã yêu cầu xác thực CSR SSL này bạn đã cơ bản sở hữu chứng chỉ SSL cho website của mình.

Sau khi đã sở hữu được chứng chỉ SSL cho trang web của mình, bạn có thể tìm hiểu qua nguyên lý hoạt động của chứng chỉ SSL là như thế nào.

CRSS-SSL là gì?
CRSS-SSL là gì?

Chứng chỉ SSL hoạt động như thế nào?

Chứng chỉ bảo mật của trang web SSL đảm bảo rằng tất cả dữ liệu trao đổi giữa máy chủ website và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn. SSL cho phép tất cả những dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt mang tính riêng tư, tách rời.

Khi trình duyệt cố gắng truy cập một website được bảo mật bởi chứng chỉ SSL, cả trình duyệt và máy chủ website tạo lập một kết nối SSL bằng phương pháp gọi là SSL Handshake.

SSL hoạt động như thế nào?
SSL hoạt động như thế nào?

Quá trình kết nối SSL là gì?

Kết nối SSL được hiểu là quá trình mã hoá và giải mã với khóa công khai và riêng tư cần nhiều sức mạnh xử lí hơn, chúng chỉ được sử dụng thông qua SSL Handshake

SSL HandShake bao gồm một loạt những bước mà cả hai bên gồm máy khách và máy chủ thực hiện xác nhận lẫn nhau và bắt đầu giao tiếp thông qua đường hầm SSL an toàn.

Sau khi kết nối an toàn đã được thiết lập, khóa theo phiên được sử dụng để mã hóa tất cả dữ liệu được truyền.

Các thuật ngữ liên quan đến chứng chỉ bảo mật SSL

Sau khi đã hiểu được khái niệm và nguyên lý hoạt động của SSL, bạn cần nắm thêm một số thuật ngữ liên quan cũng khá quan trọng khi bắt đầu tìm hiểu về các chứng chỉ SSL.

OpenSSL là gì?

Open SSL là một thư viện phần mềm dành cho các ứng dụng bảo mật truyền thông qua mạng máy tính chống nghe trộm hoặc cần phải xác định đối tượng truyền thông ở bên đầu kia. Nó được sử dụng khá rộng rãi trong các máy chủ web internet, phục vụ phần lớn tất cả các trang web.

Open SSL là gì?
Open SSL là gì?

OpenSSL bao gồm phần mềm mã nguồn mở cho việc triển khai những giao thức mạng và mã hóa khác nhau như SSL và TLS. Thư viện gốc được tạo nên bằng ngôn ngữ lập trình C, có sẵn những phần mềm cho phép sử dụng thư viện OpenSSL trong nhiều ngôn ngữ, cung cấp những chức năng mật mã tổng quát để mã hóa và giải mã.

OpenSSL cũng được sử dụng từ dòng lệnh để yêu cầu, tạo và quản lý các chứng thực số.

SSL VPN là gì?

SSL VPN là chứng chỉ SSL còn được gọi là giải pháp “clientless” chỉ một dòng sản phẩm VPN mới và phát triển nhanh chóng dựa trên giao thức SSL. Cũng cần nói rõ là bản thân giao thức SSL không hề mới mẻ, nhưng tích hợp giao thức SSL với công nghệ VPN lại là một mô hình khá mới.

Sử dụng SSL VPN để kết nối giữa người dùng từ xa vào tài nguyên mạng công ty. Thay vì cho phép khách hàng truy xuất vào toàn bộ mạng hoặc một mạng con (subnet) như với IPsec, VPN SSL sẽ hạn chế các VPN Clients chỉ cho phép họ truy xuất tới một số ứng dụng cụ thể.

VPN SSL là gì?
VPN SSL là gì?

Các thuật ngữ liên quan khác về chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

Một số thuật ngữ khác bạn cần biết như:

  • CA: Certificate Authority – Nhà cung cấp chứng thực số.
  • DV: Domain Validation – Chứng chỉ xác thực tên miền.
  • OV: Organization Validation – Chứng chỉ xác thực tổ chức.
  • EV: Extended Validation – Chứng chỉ xác thực mở rộng.

Lỗi SSL là gì?

Thỉnh thoảng, khi truy cập Internet bằng trình duyệt Chrome hoặc Firefox, bạn sẽ gặp tình trạng trình duyệt báo lỗi SSL không kết nối được Internet. Vậy lỗi SSL là lỗi gì? Hay lỗi kết nối SSL là gì? Chúng có liên quan đến nhau hay không?

Lỗi SSL này xảy ra khi bạn kết nối với một trang web đã được kích hoạt SSL và trình duyệt của bạn khi đó không thể tạo ra kết nối an toàn với máy chủ của trang web.

Lỗi SSL là gì?
Lỗi SSL là gì?

Một số lỗi SSL thường gặp

Các lỗi chứng chỉ bảo mật Google Chrome hay gặp như:

  • This connection is Untrusted: Kết nối này không đáng tin.
  • SSL Connection Error và SSL Protocol Error: Lỗi kết nối SSL và lỗi giao thức SSL.
  • Your connection is not private: Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư.
  • Your connection is not secure: Kết nối của bạn không an toàn.
  • The server’s certificate security is not yet valid: Bảo mật chứng chỉ của máy chủ chưa hợp lệ.
  • The sites security certificate is not trusted: Chứng chỉ an toàn của trang web không đáng tin cậy.
  • Server’s certificate is not trusted: Chứng chỉ của máy chủ không đáng tin cậy.
  • This is probably not the site you are looking for: Đây có thể không phải là trang web bạn đang tìm kiếm.

Ưu điểm của chứng chỉ SSL

Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết được sự quan trọng của chứng chỉ bảo mật SSL. Thậm chí, một số người sở hữu website vẫn chưa hiểu chứng chỉ SSL dùng để làm gì?

Đây sẽ là một thiếu sót lớn và sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Thậm chí có thể gây mất mát, tổn thất dữ liệu, tiền bạc của bạn và cả khách hàng. Sau đây là một số ưu điểm của chứng chỉ SSL mà Digital Marketing Agency DMA liệt kê cho bạn:

1. Hạn chế bị hacker tấn công

Trong thời đại công nghệ thông tin không ngừng phát triển như ngày nay, ngoài việc ra đời của rất nhiều các website kinh doanh, buôn bán mang đến tiện lợi cho mọi người.

Không thể không để đến những website lừa đảo, giả mạo, kémuy tín để tranh thủ chuộc lợi bất chính. Với mức độ tinh vi ngày càng cao, bạn chắc chắn sẽ không thể nào phân biệt được chúng bằng những kỹ thuật trực quan bình thường.

Lúc này, chứng chỉ SSL trên website sẽ trở thành kim chỉ nam cho khách hàng nhận biết được đâu là sự giả mạo. Cũng vì thế sẽ giúp khách tránh trở thành “con mồi ngon” cho những kẻ lừa đảo.

Ngoài ra, chứng chỉ SSL cũng sẽ giúp bảo vệ website của doanh nghiệp khỏi việc bị nghe trộm của các hacker hay các cuộc tấn công man-in-the-middle.

Man-in-the-middle là một thuật ngữ chung dành để chỉ những cuộc tấn công mà hacker sẽ đứng ở giữa người dùng và website trong quá trình giao tiếp, nhằm nghe trộm hoặc mạo danh một trong các bên.

Chứng chỉ SSL giúp website hạn chế bị tấn công
Chứng chỉ SSL giúp website hạn chế bị tấn công

2. Cải thiện xếp hạng website và nâng cao giá trị thương hiệu.

Cho đến thời điểm hiện tại, Google đã chính thức cập nhật thêm thuật toán thêm giao thức HTTPs trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá xếp hạng website. Vậy thì lợi ích đối với thương hiệu của chứng thực SSL là gì?

Nếu website của bạn đã được cài đặt chứng chỉ SSL. Khi đó, website của bạn sẽ thân thiện hơn đối với các công cụ tìm kiếm so với những trang web không được cài đặt chứng chỉ SSL.

Không những thế, giá trị thương hiệu của bạn cũng sẽ được cải thiện rất nhiều trong mắt của khách hàng cũng như đối tác kinh doanh. Thay vì phải lo lắng và đắn đo cho mức độ tin cậy an toàn.

Giờ đây, đối tác hay khách hàng sẽ trở tự tin hơn và hợp tác hiệu quả hơn với doanh nghiệp của bạn.

SSL giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn
SSL giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn

3. Chứng nhận cho sự an toàn của các website kinh doanh trực tuyến.

Hiện nay, nhận thức người dùng ngày càng cao. Là một người tiêu dùng thông minh, họ chắc chắn rằng sẽ hiểu được vai trò đối với website của chứng chỉ SSL là gì? Khách hàng sẽ chẳng bao giờ cung cấp mật mã thẻ tín dụng ngân hàng hay số điện thoại trên một trang web không đảm bảo độ bảo mật.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp của bạn phải đáp ứng được nhu cầu bảo mật của khách hàng bằng cách sở hữu chứng chỉ SSL cho website của mình.

Thậm chí, yêu cầu cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL gần như đã trở thành một tiêu chuẩn an ninh bắt buộc đối với những trang kinh doanh trực tuyến. Bản thân khách hàng khi giao dịch với một website có giao thức bảo mật https cũng khiến họ an tâm và vững tin hơn khi mua sắm.

Website thu hút lượng trafific cao hơn nhờ chứng chỉ SSL
Website thu hút lượng trafific cao hơn nhờ chứng chỉ SSL

4. Xây dựng uy tín doanh nghiệp với nhiều cấp độ chứng thực khác nhau

Một trong các câu trả lời được nói nhiều nhất cho câu hỏi lợi ích của chứng chỉ số SSL là gì chắc chắn là tạo dựng sự uy tín cho doanh nghiệp. Ở thời đại công nghệ khách hàng cũng ngày càng có ý thức hơn về sự an toàn và bảo mật khi giao dịch trực tuyến.

Theo đó, doanh nghiệp cũng phải đổi mới hơn về tư duy trong lĩnh vực này để bám kịp xu thế khách hàng đang hướng đến làm tăng yếu tố niềm tin giữa khách hàng đối với doanh nghiệp.

Chứng chỉ SSL cũng khá linh động và rất đa dạng cho nhu cầu sử dụng. Một CA thường cung cấp các gói bảo mật theo mức độ từ thấp đến cao như chứng thực tên miền (DV), chứng thực doanh nghiệp (OV) và chứng thực mở rộng (EV).

Tuỳ thuộc vào các yêu cầu cũng như tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp của bạn để chọn một cấp độ chứng thực phù hợp dành cho website. Điều này vừa giúp bảo đảm chi phí vừa nâng cao giá trị doanh nghiệp.

SSL xây dựng uy tín cho website của doanh nghiệp
SSL xây dựng uy tín cho website của doanh nghiệp

Nhược điểm của chứng chỉ SSL

Tuy nhiên, như bất kỳ công nghệ nào, chứng chỉ SSL cũng có những nhược điểm riêng cần được lưu ý:

  • Chi phí: Việc mua chứng chỉ SSL có thể sẽ khá đắt đỏ đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các trang web cá nhân.
  • Khó thực hiện cài đặt: Đối với những người không có kinh nghiệm hoặc không có kiến thức về lập trình thì việc cài đặt và cấu hình chứng chỉ SSL có thể khá khó khăn.
  • Tốc độ truy cập chậm: Việc sử dụng chứng chỉ SSL có thể dẫn đến việc làm chậm tốc độ truy cập của website, đặc biệt là khi các trang web có nhiều hình ảnh hoặc nội dung phức tạp.

Nói chung, so với tầm quan trọng và lợi ích mà SSL  mang lại thì vài nhược điểm này có thể bỏ qua. Sử dụng SSL phù hợp sẽ giúp bảo vệ khách hàng, website, dữ liệu, thiết lập. Đồng thời duy trì sự tin tưởng đối với khách hàng và bán nhiều sản phẩm hơn.

Nhược điểm của chứng chỉ bảo mật SSL
Nhược điểm của chứng chỉ bảo mật SSL

3 cách kiểm tra chứng chỉ SSL đơn giản

Mọi trình duyệt web đều tương thích với chứng chỉ SSL, điều này làm cho lưu lượng SSL rất phổ biến. Việc phải xử lý quá nhiều thông tin từ những chứng chỉ SSL sẽ khiến tốc độ loading bị chậm đi. Đó là lúc bạn cần offloading SSL.

Vậy lợi ích của SSL Offload là gì? Offload SSL vừa giúp website của bạn kết thúc SSL vừa là cầu nối với SSL hiệu quả. Việc Offload này giúp giảm bớt những tác vụ không cần thiết từ các chứng chỉ SSL đang sử dụng để tiết kiệm tài nguyên trên máy chủ (server).

Để có thể Offloading SSL một cách hiệu quả thì bạn còn cần phải biết được cách để kiểm tra chứng chỉ SSL hiện có của mình thông qua những công cụ đơn giản sau:

GoDaddy

Cách kiểm tra chứng chỉ SSl với GoDaddy:

  • Truy cập vào website chính của GoDaddy
  • Nhập tên trang cần kiểm tra và chờ kết quả

Kiểm tra ngay tại:

Kiểm tra SSL với GoDaddy
Kiểm tra SSL với GoDaddy

Digicert

Cách kiểm tra chứng chỉ SSL với Digicert:

  • Bạn cần nhập vào tên miền:port. Ví dụ: smtp.domain.com.vn:25
  • Kết quả cần trả về sẽ là thông tin chi tiết của chứng chỉ số SSL và các Intermediate CA

Kiểm tra ngay tại:

Kiểm tra chứng chỉ SSL đơn giản với Digicert
Kiểm tra chứng chỉ SSL đơn giản với Digicert

Website Planet

Với Website Planet, cách kiểm tra chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Hãy cùng thảm khảo các bước sau nhé:

  • Truy cập Website Planet.
  • Nhập URL website cần kiểm tra chứng chỉ SSL.
  • Chờ vài giây và nhận kết quả.

Kiểm tra ngay tại: https://www.websiteplanet.com/vi/webtools/ssl-checker/

Kiểm tra chứng chỉ SSL đơn giản với Digicert
Kiểm tra chứng chỉ SSL đơn giản với Digicert

Những câu hỏi thường gặp về chứng chỉ bảo mật SSL

Tại sao website cần có chứng chỉ SSL?

Chứng chỉ SSL sẽ giúp tăng cường bảo mật cho website bằng cách mã hóa thông tin truyền tải, ngăn chặn việc đánh cắp dữ liện cá nhân và tránh các cuộc tấn công như giả mạo dữ liệu.

Làm thế nào để kiểm tra website có chứng chỉ SSL hay không?

Để kiểm tra một website có chứng chỉ SSL hay không, bạn có thể kiểm tra trình duyệt xem có hiển thị biểu tượng khóa mở trước địa chỉ URL hay không. Đồng thời, địa chỉ URL sẽ bắt đầu bằng “https://” thay vì “http://”.

Cách kiểm tra SSL
Cách kiểm tra SSL

Chứng chỉ SSL có giá cả như thế nào?

Giá cả của chứng chỉ SSL có thể thay đổi và còn tùy thuộc vào loại chứng chỉ, số lượng năm sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ SSL.

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết đến bạn về chứng chỉ bảo mật SSL là gì và những thông tin doanh nghiệp cần biết về chứng chỉ này. Digital Marketing Agency DMA hi vọng những kiến thức trên, sẽ giúp bạn lựa chọn được chứng chỉ SSL phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy chia sẻ đến cho bạn bè cùng đọc nhé!

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ