Digital platform là gì? 8 loại hình digital platform phổ biến nhất

Digital Platform là gì?

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của công nghệ ngày nay, những nền tảng kỹ thuật số (Digital Platform) đã ra đời liên tiếp, tạo ra thời kỳ tiếp thị thịnh vượng nhất từ trước đến nay. Nếu bạn là một Marketer thì đừng bỏ lỡ bài viết này để tìm hiểu sâu hơn về Digital Platform là gì và 8 loại hình phổ biến nhất hiện nay.

Digital platform là gì?

Digital platform là một hệ thống hoặc nền tảng công nghệ số được sử dụng để tạo và quản lý những dịch vụ và sản phẩm trực tuyến. Nó cung cấp một hệ cơ sở kỹ thuật để kết nối người dùng, doanh nghiệp và dữ liệu trong cùng một môi trường kỹ thuật số.

Các Digital Platform cho phép người dùng được tiếp cận thông tin, tương tác và trải nghiệm dịch vụ một cách tiện lợi và linh hoạt. Từ việc mua sắm trực tuyến, đặt vé xem phim, tìm kiếm thông tin, kết nối xã hội đến những dịch vụ tài chính và giải trí, chúng đã thay đổi cách tất cả mọi người sống, làm việc và tương tác với nhau.

Digital platform là nền tảng kỹ thuật số
Digital platform là nền tảng kỹ thuật số

Chức năng của Digital Platform là gì trong kinh doanh

Trong môi trường kinh doanh hiện đại Digital platform đã trở thành một công cụ không thể thiếu. Chức năng chính của nền tảng kỹ thuật số là tạo ra một môi trường kết nối giữa những người dùng đến với doanh nghiệp. Chúng cho phép người dùng truy cập và tương tác với những nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ số được cung cấp trên nền tảng này.

Các nền tảng này còn giúp tối ưu chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Thay vì phải tập trung đầu tư vào việc xây dựng và duy trì những cơ sở vật chất truyền thống, doanh nghiệp có thể sử dụng digital platform để tiết kiệm chi phí hơn và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, công nghệ số cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường tự động hóa, quản lý dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả hiệu quả.

Lý do Digital Platform trở thành xu hướng phát triển?

Thị trường kinh tế ngày càng trở nên báo động, cạnh tranh ngày càng cao, bên cạnh đó là sự phát triển thần tốc của những ứng dụng công nghệ. Digital Platform cũng đã dần trở thành một xu thế, nó đem lại rất nhiều lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp như:

Sự phổ biến của internet

Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết chúng ta. Sự phổ biến của internet tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của Digital Platform, cho phép người dùng truy cập và tương tác trên online một cách dễ dàng.

Tăng cường sự kết nối xã hội

Digital Platform cũng cung cấp một môi trường để người dùng dễ dàng kết nối, tương tác và chia sẻ thông tin với nhau. Hiện nay, sự kết nối xã hội ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại và những nền tảng này tạo cơ hội để gắn kết các cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp.

Xem thêm:  WWW là gì? Lịch sử phát triển và vai trò quan của World Wide Web

Tiện ích và linh hoạt

Nền tảng kỹ thuật số cho phép chúng ta mua sắm trực tuyến, đọc sách điện tử, xem phim, nghe nhạc và thực hiện nhiều hoạt động khác từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào.

Tích hợp và tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Digital Platform cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ và giải pháp kỹ thuật số để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu suất và tăng cường tương tác đối với khách hàng. Chúng giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả hơn và thu hút sự quan tâm của họ.

Sự phát triển của công nghệ

Sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, Internet of Things và truyền thông di động, cũng đã tạo ra cơ hội mới cho Digital Platform. Những công nghệ này đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo ra những trải nghiệm người dùng tốt hơn và mở ra nhiều cánh cửa sáng tạo mới.

Digital Platform mang lại sự thay đổi trong mọi mặt của đời sống
Digital Platform mang lại sự thay đổi trong mọi mặt của đời sống

8 loại hình Digital Platform phổ biến nhất

E-commerce Platform

E-commerce Platform là gì? E-commerce Platform hay còn được gọi là nền tảng thương mại điện tử, là một hệ thống cho phép những doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ, thanh toán trực tuyến và quản lý những hoạt động kinh doanh trực tuyến. Chúng cung cấp cho người dùng khá nhiều công cụ để quản lý sản phẩm, đơn hàng, giao hàng và thanh toán.

Ngày nay, hầu hết những doanh nghiệp đều tạo một kênh bán hàng trên những trang thương mại điện tử để thúc đẩy và gia tăng doanh thu. Ngoài ra, E-commerce Platform cũng giúp những chủ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mặt bằng, nhân công, mở rộng thị trường xuyên biên giới, đa quốc gia, dễ dàng tạo ra nhiều chiến dịch giảm giá để thúc đẩy doanh số. Một số ví dụ về loại nền tảng này bao gồm Tiki, Shopee, Lazada, Sendo.

Các nền tảng thương mại điện tử ngày càng phổ biến với công chúng
Các nền tảng thương mại điện tử ngày càng phổ biến với công chúng

Social Media Platform

Social Media Platform là gì? Social Media Platform (nền tảng truyền thông xã hội) là một loạ hình nền tảng trực tuyến cho phép người dùng tạo ra hồ sơ cá nhân, chia sẻ và tương tác với những nội dung được đăng tải bởi người dùng khác. Social Media Platform cho phép người dùng thực hiện những hoạt động như đăng ảnh, video, bình luận, chia sẻ nội dung, tương tác qua tin nhắn hoặc nhóm,…

Nền tảng truyền thông xã hội thường được dùng để kết nối và tương tác với bạn bè, gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng rất rộng rãi trong kinh doanh và marketing để tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với nhiều khách hàng một cách dễ dàng. Một số nền tảng truyền thông xã hội thường thấy là Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Tiktok.

Content-sharing Platform

Content-sharing Platform là một hệ thống kỹ thuật số cho phép người sử dụng tạo, chia sẻ và tương tác với nhiều định dạng nội dung đa dạng như hình ảnh, video, âm thanh, bài viết và những tài liệu khác. Chúng cung cấp cho người dùng khá nhiều công cụ để sáng tạo nội dung như video, âm thanh, hình ảnh,… và cho phép họ chia sẻ nội dung trên nền tảng đó. Một số ví dụ về Content-sharing Platform bao gồm: YouTube, Pinterest, Souncloud,…

Xem thêm:  Payment method là gì? Các phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay

Một số người có thể cảm thấy rằng Social Media Platform có phần tương tự với Content-sharing Platform. Tuy nhiên, chúng có những sự khác biệt nhất định. Social media platform tập trung vào mạng xã hội và tương tác giữa người dùng với nhau, trong khi content-sharing platform tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung đa dạng đến với người dùng.

Youtube là một ví dụ điển hình của content-sharing platform
Youtube là một ví dụ điển hình của content-sharing platform

Collaboration Platform

Collaboration Platform (nền tảng hợp tác) là một hệ thống kỹ thuật số giúp những cá nhân và đội nhóm làm việc cùng nhau để hoàn thành những dự án và công việc. Những nền tảng thường cung cấp các công cụ như trò chuyện, hội thảo trực tuyến, chia sẻ tài liệu, quản lý dự án, lưu trữ và một số tính năng khác để hỗ trợ những hoạt động cộng tác.

Việc sử dụng collaboration Platform có thể giúp chúng ta cải thiện hiệu suất làm việc, tăng độ chính xác và tốc độ hoàn thành của các dự án, tăng tính linh hoạt và tính sáng tạo trong cách làm việc và gia tăng tính đồng bộ, phối hợp giữa những thành viên trong nhóm.

Collaboration Platform được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm doanh nghiệp, giáo dục, chính phủ và những tổ chức khác. Một số ví dụ của loại nền tảng này có thể có kể đến như Trello, Skype, Microsoft Teams và Base.

Collaboration platform giúp quản lý công việc dễ dàng hơn
Collaboration platform giúp quản lý công việc dễ dàng hơn

On-demand Service Platform

On-demand Service Platform là những nền tảng trực tuyến cho phép người dùng yêu cầu và sử dụng dịch vụ ngay lập tức. Các nền tảng này kết nối những người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thông qua ứng dụng di động hoặc website.

Loại hình này mang lại sự tiện lợi và khá linh hoạt cho người dùng. Đồng thời, chúng cũng cung cấp cơ hội kinh doanh và thu nhập cho rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ, cho phép họ làm việc một cách linh hoạt và kiếm tiền từ việc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu.

Các loại dịch vụ trên On-demand Service Platforms cũng rất đa dạng chẳng hạn như dịch vụ giao đồ ăn (Grab, Be, Baemin), dịch vụ giúp việc nhà, dịch vụ làm đẹp tại nhà hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa (Doctor on Demand, Zocdoc).

Crowdfunding Platform

Crowdfunding Platform (nền tảng gây quỹ cộng đồng) là một nền tảng trực tuyến được tạo ra cho phép một nhóm người quyên góp tiền vì một mục đích chung nào đó. Nền tảng này cung cấp một cơ chế để người sáng tạo hoặc đội nhóm có thể thu thập tiền từ cộng đồng trực tuyến thông qua những khoản đóng góp cá nhân nhỏ hoặc những hình thức tài trợ khác.

Thông thường, Crowdfunding Platform được sử dụng để huy động vốn cho những dự án sáng tạo, từ thiết kế sản phẩm, phim ảnh, âm nhạc, sách và ứng dụng cho đến những hoạt động từ thiện và các dự án công cộng. Crowdfunding Platform giúp kết nối người sáng tạo với người ủng hộ có khả năng tài chính từ khắp nơi trên thế giới.

Các Crowdfunding Platform thường có những loại chiến dịch gây quỹ khác nhau, bao gồm gây quỹ cho những dự án nghệ thuật, công nghệ, từ thiện, sản phẩm mới, khởi nghiệp, hoạt động xã hội và một số lĩnh vực khác. Một số ví dụ cho loại hình nền tảng kỹ thuật số này bao gồm Kickstarter, Indiegogo, GoFundMe, và Patreon.

Crowdfunding platform được ứng dụng để kêu gọi vốn
Crowdfunding platform được ứng dụng để kêu gọi vốn

Financial Platform

Financial Platform là những nền tảng kỹ thuật số cung cấp dịch vụ và công cụ liên quan đến tài chính. Những nền tảng này cho phép người dùng thực hiện những hoạt động tài chính trực tuyến, bao gồm thanh toán, chuyển tiền, quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính khác.

Xem thêm:  Lập Trình Là Gì? Triển vọng của nghề lập trình viên

Nền tảng kỹ thuật số này cung cấp tiện ích, tốc độ và an toàn, giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực cho người dùng. Đồng thời, chúng tăng cường khả năng quản lý rủi ro và cung cấp trải nghiệm khách hàng được tốt hơn. Với Financial Platform, người dùng có thể kiểm soát tài chính của mình và đưa ra quyết định thông minh về việc quản lý và sử dụng tiền bạc.

Một ví dụ của financial platform là ứng dụng Momo. Đây là một ứng dụng thanh toán trên thiết bị di động, cho phép người dùng thực hiện những giao dịch thanh toán, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại và thanh toán hóa đơn thông qua điện thoại thông minh. Nhờ tính tiện dụng và bảo mật nó đã trở thành một trong những ứng dụng thanh toán trên di động hàng đầu tại Việt Nam.

Các financial platform cung cấp tiện ích về tài chính
Các financial platform cung cấp tiện ích về tài chính

Education Platform

Education Platform là một nền tảng học tập trực tuyến, cho phép người dùng truy cập và tiếp cận những khóa học, bài giảng và các tài liệu học tập từ bất cứ đâu, bất cứ khi nào có kết nối internet. Các nền tảng này cung cấp khá nhiều kiểu học tập khác nhau, bao gồm video hướng dẫn, bài giảng trực tuyến, bài tập, thảo luận trực tuyến và những tài liệu học tập khác. Người dùng có thể lựa chọn cho mình các khóa học phù hợp với nhu cầu và mục tiêu học tập của mình.

Các nền tảng học tập kỹ thuật số xuất hiện giúp mở rộng phạm vi truy cập và cung cấp tài nguyên giáo dục cho người học ở mọi độ tuổi trên toàn thế giới. Chúng cung cấp môi trường học tập trực tuyến thuận tiện nên dễ dàng giúp người học tiếp thu kiến thức mới, phát triển kỹ năng và đạt được mục tiêu học tập của mình.

Các Education Platform còn cung cấp những công cụ và chức năng để học tập trực tuyến trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, bao gồm quản lý tiến độ học tập, đánh giá kết quả học tập, hỗ trợ học tập đồng thời và trao đổi thông tin với giảng viên và những người học khác. Các ví dụ về loại hình này có thể kế đến như Coursera, edX, Khan Academy, Duolingo.

Những câu hỏi thường gặp về Digital Platform

Điều gì tạo nên một Digital platform?

Nền tảng kỹ thuật số là bất kỳ công cụ điện tử nào để liên lạc bao gồm phần mềm máy tính để bàn, thiết bị di động, mạng xã hội và email, phần mềm này bao gồm các trang web và Phương tiện truyền thông xã hội – Twitter, Amazon, Wattpad, v.v.

Các ví dụ về Digital platform là gì?

– Các nền tảng chia sẻ phương tiện như Vimeo, Spotify và YouTube.
– Các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook, LinkedIn và Instagram.
– Các nền tảng dựa trên tri thức như Quora, StackOverflow và Reddit.
– Các nền tảng dựa trên dịch vụ như GrubHub, Uber và Airbnb.

Ví dụng các nền tảng digital platform
Ví dụng các nền tảng digital platform

Các Digital platform tạo ra giá trị như thế nào?

Nền tảng tạo ra giá trị bằng cách tạo điều kiện tăng cường tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Họ làm điều này chủ yếu bằng cách giảm chi phí tìm kiếm và giao dịch, đồng thời cho phép đổi mới bên ngoài bởi những nhà sản xuất bên thứ ba.
Mọi nền tảng đều có một vài chức năng chính mà nó cần thực hiện để mang lại đề xuất giá trị này.

Kết luận

Digital Platform là một yếu tố rất quan trọng giúp tăng khả năng chuyển đổi cho doanh nghiệp hiệu quả trong nền kinh tế hiện đại. Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn digital platform là gì cũng như 8 loại hình phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng Digital Marketing Agency DMA đã đem đến cho bạn kiến thức hữu ích và hẹn gặp lại ở bài viết sau!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ