Ngôn Ngữ Lập Trình PHP Là Gì? Ưu Nhược Điểm PHP

Nhà phát triển PHP cần biết nhiều kiến thức và kỹ năng

Ngôn ngữ lập trình PHP là một trong những ngôn ngữ phổ biến và mạnh mẽ trong việc phát triển các ứng dụng web. Với cú pháp đơn giản và dễ học, PHP cho phép bạn xây dựng các trang web động, tương tác và linh hoạt. Cùng Digital Marketing Agency DMA tìm hiểu tổng quan về ngôn ngữ lập trình PHP cũng như cách mà ngôn ngữ này hoạt động.

1. Ngôn ngữ lập trình PHP là gì?

Ngôn ngữ lập trình PHP là gì? Ngôn ngữ lập trình PHP là viết tắt của “PHP: Hypertext Preprocessor”, một ngôn ngữ lập trình phía máy chủ (server-side) được phát triển để xây dựng các trang web động.

Khi viết các phần mềm bằng ngôn ngữ PHP, chuỗi lệnh sẽ được xử lý trên server và sinh ra mã HTML trên client. Dựa vào đó, các ứng dụng trên website của bạn sẽ hoạt động một cách dễ dàng.

PHP là ngôn ngữ lập trình khá phổ biến

PHP là một ngôn ngữ mã nguồn mở, tức là mã nguồn của nó có thể được sử dụng, chỉnh sửa và phân phối miễn phí. Ngôn ngữ lập trình này được thiết kế đặc biệt để tương tác với HTML và là một công cụ phổ biến trong việc phát triển các ứng dụng web động.

Hãy tưởng tượng bạn đang truy cập vào trang web của một cửa hàng trực tuyến. Khi bạn chọn một sản phẩm và nhấn nút “Thêm vào giỏ hàng”, PHP sẽ là ngôn ngữ giúp xử lý hành động này. Nó sẽ lưu thông tin sản phẩm vào giỏ hàng và cập nhật số lượng sản phẩm bạn đã chọn.

2. Lịch sử của ngôn ngữ lập trình PHP

Ngôn ngữ lập trình web PHP được Rasmus Lerdorf tạo ra vào năm 1994. Ban đầu, nó chỉ là một tập hợp các mã đơn giản được sử dụng để quản lý trang web cá nhân của Lerdorf. Tuy nhiên, sau đó, PHP đã phát triển thành một ngôn ngữ lập trình phía máy chủ (server-side) mạnh mẽ.

Phiên bản đầu tiên của PHP được công bố công khai là PHP/FI 2.0 vào năm 1995. Sau đó, Zeev Suraski và Andi Gutmans đã phát triển lại mã nguồn của PHP và tạo thành phiên bản PHP 3 vào năm 1998. Phiên bản này đã định nghĩa lại PHP như một ngôn ngữ lập trình độc lập với dự án ban đầu của Lerdorf.

Phiên bản mới nhất của PHP là PHP 8, được phát hành vào năm 2020 và đến nay đã cho ra mắt bản cập nhật 8.1.18 vào ngày 13/04/2023. Nhìn chung, PHP 8 là một phiên bản quan trọng với nhiều tính năng và cải tiến mới giúp hiệu suất tăng lên đáng kể.

Cha đẻ của ngôn ngữ lập trình PHP – Rasmus Lerdorf
Cha đẻ của ngôn ngữ lập trình PHP – Rasmus Lerdorf

3. Ứng dụng của ngôn ngữ PHP

PHP là một ngôn ngữ kịch bản (ngôn ngữ script) đa dụng, đặc biệt phù hợp cho phát triển web. Nhờ sự đơn giản và linh hoạt, PHP được hàng triệu developer trên toàn thế giới sử dụng để tạo ra các trang web động, web app và các dịch vụ trực tuyến.

Một số ứng dụng của ngôn ngữ này là:

Tạo trang web động

PHP là một ngôn ngữ mạnh mẽ để phát triển các trang web động và có khả năng tương tác với người dùng. Bạn có thể thực hiện các chức năng như gửi biểu mẫu, xử lý dữ liệu và tạo ra nội dung động trên trang web.

PHP cung cấp các tính năng linh hoạt và công cụ phát triển mạnh mẽ để tạo ra những trang web có thể tương tác với người dùng, ứng dụng web phức tạp và các dịch vụ trực tuyến đáng tin cậy.

Xây dựng ứng dụng web

Các developer sử dụng ngôn ngữ lập trình web PHP để xây dựng logic và chức năng của ứng dụng web như xử lý các yêu cầu từ người dùng, truy xuất và cập nhật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, và tạo ra nội dung động để hiển thị trên trang web.

Mã PHP có thể dùng để kết hợp với HTML, CSSJavaScript (hay phần giao diện) và logic của ứng dụng. Nó truyền và nhận dữ liệu giữa trình duyệt và máy chủ, xử lý biểu mẫu được gửi từ người dùng và hiển thị kết quả trả về lên trang web.

PHP phù hợp để xây dựng website và web app
PHP phù hợp để xây dựng website và web app

Tương tác với cơ sở dữ liệu

Ngôn ngữ lập trình PHP hỗ trợ kết nối và tương tác với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, PostgreSQL, SQLite và nhiều loại cơ sở dữ liệu khác. Bạn có thể sử dụng PHP để thao tác với dữ liệu, như trích xuất thông tin từ các bản ghi, thêm, sửa đổi hoặc xóa dữ liệu.

Xây dựng API và dịch vụ web

Ngôn ngữ PHP có thể được sử dụng để xây dựng các dịch vụ web và API, cho phép ứng dụng khác kết nối và tương tác với ứng dụng của bạn thông qua giao thức HTTP. Nó cung cấp nhiều thư viện và framework hỗ trợ việc xây dựng API như Laravel, Symfony và Slim Framework, giúp xây dựng API dễ dàng và hiệu quả hơn.

Xây dựng CMS

PHP được sử dụng rộng rãi để xây dựng các hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến như WordPress, Drupal và Joomla. Là một ngôn ngữ lập trình linh hoạt, nó cho phép các nhà phát triển tùy chỉnh và mở rộng chức năng của CMS. Họ có thể viết các plugin, theme hoặc module mới để mở rộng tính năng và thiết kế của trang web tùy thích.

PHP có thể được dùng để xây dựng CMS
PHP có thể được dùng để xây dựng CMS

4. Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình PHP

PHP có nhiều ưu điểm quan trọng khiến đây là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và được ưa chuộng. Dưới đây là một số ưu điểm chính của ngôn ngôn ngữ lập trình phổ biến PHP:

Dễ học và sử dụng

PHP có cú pháp dễ hiểu và gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên, điều này làm cho việc học và sử dụng PHP trở nên dễ dàng cho người mới bắt đầu trong lĩnh vực lập trình. Ngoài ra vì độ phổ biến của nó mà các developer dễ dàng tìm được những cộng đồng sử dụng ngôn ngữ lập trình này và học hỏi kinh nghiệm của nhau.

Thích hợp để xây dựng web

Được thiết kế đặc biệt cho việc phát triển web, PHP có nhiều thư viện và framework mạnh mẽ như Laravel, Symfony và WordPress. Nhờ vào các công cụ này, việc xây dựng các trang web, web app và hệ thống CMS trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

PHP rất phù hợp để xây dựng website
PHP rất phù hợp để xây dựng website
Tương thích đa nền tảng

Khả năng tương thích của PHP là một trong những đặc điểm mạnh của ngôn ngữ này. PHP có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành phổ biến như Windows, Linux, macOS và các hệ điều hành UNIX khác. Điều này cho phép bạn phát triển ứng dụng PHP trên nhiều nền tảng khác nhau mà không gặp phải rào cản về hệ điều hành.

Hỗ trợ đa dạng cơ sở dữ liệu

PHP có thể tương tác với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như MySQL, PostgreSQL, Oracle và nhiều hơn nữa. Ngoài ra, PHP cũng hỗ trợ giao tiếp với các dịch vụ web và các nguồn dữ liệu khác như API, RSS feeds, và SOAP.

PHP có thể tương tác với hệ quản trị cơ sở sữ liệu
PHP có thể tương tác với hệ quản trị cơ sở sữ liệu

Tính linh hoạt

Với PHP, bạn có thể tự do xây dựng các ứng dụng web từ đơn giản đến phức tạp. PHP không ràng buộc người lập trình vào một cấu trúc nghiêm ngặt, mà cho phép linh hoạt trong việc tổ chức mã nguồn và cấu trúc dự án. Bạn có thể tự do chọn các thư viện, framework và công cụ phù hợp để phát triển ứng dụng theo ý muốn.

Tiết kiệm chi phí

PHP là một ngôn ngữ web mã nguồn mở, do đó hoàn toàn miễn phí. Không có chi phí liên quan đến việc mua giấy phép hoặc phần mềm đắt tiền. Nó có thể hoạt động hiệu quả với các cơ sở dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như MySQL, Apache và PostgreSQL. Nhờ vậy bạn có thể phát triển một trang web với chi phí thấp.

5. Hạn chế của ngôn ngữ PHP

PHP là ngôn ngữ lập trình phổ biến để phát triển web, nhưng nó có một số nhược điểm nên được cân nhắc trước khi sử dụng. Một số hạn chế của ngôn ngữ lập trình web PHP là:

Tính bảo mật kém

Lịch sử của PHP có nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật. Vì nó là ngôn ngữ mã nguồn mở, có nghĩa là mã nguồn của nó có thể bị xem bởi bất kỳ ai. Điều này có thể tạo ra rủi ro bảo mật khi những lỗ hổng và lỗi được khai thác bởi kẻ tấn công.

PHP từng bị chỉ trích vì bảo mật kém
PHP từng bị chỉ trích vì bảo mật kém

Không phù hợp với ứng dụng quá phức tạp

Mặc dù PHP thích hợp cho phát triển ứng dụng web, nó không phải lựa chọn tốt cho các ứng dụng phức tạp khác như ứng dụng di động. Người dùng càng cần sử dụng nhiều tính năng thì hiệu suất của PHP càng giảm. Trong các trường hợp này, ngôn ngữ lập trình khác có thể hiệu quả hơn.

Hiệu suất thấp

Một trong những hạn chế chính của PHP là hiệu suất không cao so với một số ngôn ngữ khác như Java hoặc C++. PHP có thể chậm hơn trong việc xử lý các tác vụ phức tạp và đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn.

Hiệu suất của PHP không cao bằng ngôn ngữ lập trình khác
Hiệu suất của PHP không cao bằng ngôn ngữ lập trình khác

Khả năng giới hạn

Chắc chắn PHP là một ngôn ngữ linh hoạt và có thể được mở rộng. Tuy nhiên, nó có một phạm vi cốt lõi. Do đặc điểm này, bạn không thể đưa ra bất kỳ thay đổi hoặc sửa đổi nào đối với chức năng cơ bản hoặc bộ khung của ứng dụng.

Vì vậy, khi một ứng dụng được phát triển với một chức năng cụ thể, phạm vi của nó sẽ vẫn bị giới hạn trong nhiệm vụ cụ thể đó.

6. Khác biệt giữa ngôn ngữ PHP và các ngôn ngữ lập trình khác

Sau đây là bảng so sánh giữa ngôn ngữ PHP và một số ngôn ngữ lập trình khác:

Tiêu chí PHP Python Java C++
Mục đích sử dụng Web development, ứng dụng web Đa dạng (web, khoa học, hệ thống, game, …) Đa dạng (ứng dụng, hệ thống, mobile, …) Đa dạng (game, ứng dụng mobile, …)
Cú pháp Dễ học và sử dụng Dễ học Cú pháp nghiêm ngặt Cú pháp phức tạp
Hiệu năng Hiệu năng thấp Hiệu năng trung bình Hiệu năng cao Hiệu năng cao
Quản lý bộ nhớ Tự động Tự động Quản lý bộ nhớ tự động Quản lý bộ nhớ thủ công
Thư viện và framework Nhiều thư viện và framework phát triển cho web Nhiều thư viện và framework phong phú Nhiều thư viện và framework phát triển cho nhiều mục đích Nhiều thư viện và framework phát triển cho nhiều mục đích
Độ linh hoạt Linh hoạt trong xử lý dữ liệu và phát triển ứng dụng web Linh hoạt và dễ sử dụng Linh hoạt trong việc phát triển ứng dụng Linh hoạt trong phát triển ứng dụng đa nền tảng

Đọc thêm về: So sánh giữa PHP và APS: Nên học ngôn ngữ lập trình nào?

7. Những kỹ năng cần có của lập trình viên PHP

Để trở thành một lập trình viên PHP thành công, bạn cần phải có những kỹ năng và hiểu biết như sau:

Nắm vững kiến thức chuyên ngành

Nếu bạn mới bắt đầu trong lĩnh vực này, hãy xem xét việc đạt được các chứng chỉ hoặc bằng cử nhân liên quan đến ngành Công nghệ thông tin, đặc biệt là các chuyên ngành sau đây:

  • Khoa học Máy tính
  • Kỹ thuật Phần mềm
  • Lập trình

Ngoài việc nắm vững các kiến thức lập trình PHP, bạn cũng cần tìm hiểu các kiến thức liên quan cùng chuyên ngành khác như: quản lý cơ sở dữ liệu (MySQL hoặc PostgreSQL), các ngôn ngữ web khác (HTML, CSS, JavaScript), …

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp coi trọng kinh nghiệm hơn kiến thức hoặc bằng cấp. Do đó, ngoài việc tìm hiểu lý thuyết bạn cũng cần liên tục áp dụng để có các kinh nghiệm thực tế

Khả năng học hỏi, nâng cao trình độ

Lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và lập trình website PHP nói riêng là những ngành nghề luôn chứng kiến sự đổi mới và phát triển không ngừng, liên tục cập nhật theo từng ngày, từng giờ.

Để trở thành một lập trình viên PHP với trình độ chuyên môn cao, không chỉ cần am hiểu về lập trình, mà còn cần có kỹ năng quan sát, học hỏi và cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất. Việc này đóng vai trò quan trọng để bạn có thể duy trì và nâng cao năng lực của mình như một chuyên gia trong lĩnh vực IT.

Khả năng ngoại ngữ

Xã hội càng phát triển, ngoại ngữ càng trở thành một công cụ không thể thiếu trong giao tiếp, học tập và phát triển năng lực. Không chỉ riêng ngành lập trình PHP, mà bất cứ ngành nghề nào ngày nay đều đòi hỏi một trình độ ngoại ngữ nhất định nếu muốn phát triển sự nghiệp đến một tầm cao mới. Bởi hầu hết các tài liệu, công cụ chuyên ngành hay đều sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

Kỹ năng làm việc nhóm

Nhiều người lầm tưởng công việc lập trình sẽ không cần giỏi giao tiếp, tuy nhiên trong bất cứ ngành nào việc giao tiếp là rất cần thiết để truyền đạt, trình bày các ý tưởng, đưa ra các đề xuất chỉnh sửa từ đó giúp tối ưu hiệu suất làm việc.

Do đó một lập trình viên PHP cần sở hữu cho mình kỹ năng giao tiếp tốt, giúp công việc trở nên suôn sẻ hơn, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc.

Có sự chi tiết, tỉ mỉ trong công việc

Đối với các công việc liên quan về lập trình, chỉ một lỗi nhỏ trong dòng lệnh cũng khiến cho phần mềm hoặc hệ thống bị lỗi, không thể hoạt động như ý.

Vì vậy sự chi tiết, tỉ mỉ là yếu tố tiên quyết cần có nếu muốn trở thành môt lập trình viên PHP giỏi.

Nhà phát triển PHP cần biết nhiều kiến thức và kỹ năng
Nhà phát triển PHP cần biết nhiều kiến thức và kỹ năng

8. Mức lương trung bình của lập trình viên PHP

Mức thu nhập sau khi học ngôn ngữ lập trình PHP là thắc mắc của nhiều người. Mức lương của một developer PHP có thể khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí và kỹ năng của họ.

Theo dữ liệu của Payscale, mức lương trung bình cho một developer PHP năm 2023 ở Hoa Kỳ là 67.000 đô/năm (hơn 1,5 tỉ đồng). Trong đó, top 10% kiếm được khoảng 100.000 đô/năm (hơn 2,3 tỉ đồng).

Mức lương trung bình của PHP developer tại Hoa Kỳ
Mức lương trung bình của PHP developer tại Hoa Kỳ

Tại Việt Nam, mức lương trung bình của một nhà phát triển PHP năm 2023 là khoảng 15 triệu/tháng (180 triệu đồng/năm) theo tính toán của trang Salary Explorer. Mức lương cao hơn sẽ ở mức 22 triệu/tháng (264 triệu đồng/năm).

Mức lương trung bình của lập trình viên PHP tại Việt Nam
Mức lương trung bình của lập trình viên PHP tại Việt Nam

Sở dĩ có sự chênh lệch như trên vì ở những nước phát triển yêu cầu về năng lực của các developer cũng như mức sống cao hơn nhiều so với Việt Nam. Các dự án của họ cũng có quy mô lớn hơn và phức tạp hơn, điều này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và mức lương cũng tương xứng với mức độ khó của dự án.

Lời kết

Bài viết trên đã giải thích cho bạn ngôn ngữ lập trình PHP là gì và sự khác biệt với những ngôn ngữ lập trình khác ứng dụng trong thiết kế wbsite. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp thông tin về mức lương trung bình của một nhà phát triển PHP. Hy vọng những thông tin từ Digital Marketing Agency DMA đã giúp bạn hiểu hơn về PHP và giải đáp được thắc mắc của bạn.

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ