Pr là gì trong marketing? 7 loại hình PR phổ biến

Pr là gì trong marketing

Hình ảnh và thương hiệu sẽ ảnh hưởng lên đến 60% giá trị của doanh nghiệp. Nếu Như  hình ảnh của thương hiệu bị “vấy bẩn” thì chắc chắn nó sẽ kéo theo đông đảo một lượng khách hàng tiềm năng lớn rời đi. Vì lý do đó PR marketing là một lựa chọn đầu tư khôn ngoan dành cho mỗi doanh nghiệp.

Vậy, trong marketing Pr là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào trong truyền thông ? Và có những hoạt động PR nào? Làm thế nào để xây dựng bản kế hoạch quan hệ công chúng hiệu quả nhất? Ưu và nhược điểm lớn nhất của PR là gì? PR có những loại hình như thế nào?

Để trở thành một chuyên viên quan hệ công chúng tốt bạn cần có những yếu tố gì và phải làm những công việc như thế nào? Hãy cùng Digital Marketing Agency DMA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!

Mục lục

Trong marketing Pr là gì ?

PR hay còn gọi Public Relations là quan hệ công chúng. Khái niệm này chủ yếu nói về quá trình xây dựng chiến lược quản lý và phổ biến thông tin của các cá nhân và tổ chức với công chúng. Bản chất của công việc này là cải thiện nhận thức về một người, một công ty, phát thông tin cho phía truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.

Vậy mục đích của Pr là gì trong marketing?

Mục đích chính của PR là tạo dựng một thương hiệu mang ý nghĩa tích cực của tổ chức trong suy nghĩ lẫn nhận thức của công chúng để hướng tới mối quan hệ hai bên cùng có lợi.

Tham khảo: Dịch Vụ Digital Marketing

Tầm quan trọng của PR trong giới truyền thông ngày nay.

Ta thấy, trong thời buổi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên “khốc liệt” và sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp đầy tiềm năng đã khiến cho việc xây dựng mối liên kết với công chúng ngày càng vô cùng quan trọng. Chính vì khách hàng là người sẽ “bênh vực” bạn trước những các đối thủ cạnh tranh khác.

Vậy nên, đứng trước ranh giới mong manh của sự sống còn thì doanh nghiệp buộc phải xây dựng nên một thương hiệu, uy tín và danh tiếng, biến nó trở thành một “đứa con cưng” của công chúng để có thể đánh bại những đối thủ trong ngành này.

Tầm quan trọng của PR trong truyền thông
Tầm quan trọng của PR trong truyền thông

Như đã nói thì hiện có hơn 60% giá trị của các doanh nghiệp đã phụ thuộc vào hình ảnh thương hiệu.Chính vì lẽ đó, các mối quan hệ công chúng ngày càng trở nên quan trọng hơn nữa vì:

  • Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu: Bạn cần biết hình ảnh thương hiệu sẽ được khách hàng quan tâm đến nhiều hơn thông qua bên thứ ba, để khách hàng có thêm niềm tin vào sản phẩm của bạn.
  • Tận dụng các lợi thế: Bạn nên chia sẻ những câu chuyện thương hiệu để khách hàng biết đến nhiều hơn
  • Thúc đẩy giá trị: Gửi những thông điệp ý nghĩa và phù hợp với giá trị
  • Phát triển các mối quan hệ cộng đồng: Tạo dựng một mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng và phải bảo vệ mối liên kết giữa thương hiệu với cộng đồng.
  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu: Việc tham gia tài trợ các hoạt động, cuộc thi nhằm thể hiện sự nhân văn.

Ưu và nhược điểm của PR trong marketing.

 Ưu điểm của PR trong marketing:

PR trong Marketing sẽ mang lại những hiệu quả sau đây:

  • Độ tin cậy cao
  • Tạo được lòng tin bền vững với khách hàng và đối tác
  • Hạn chế những rắc rối liên quan tới quan hệ công chúng như phát ngôn sai sự thật, chưa chính xác.
  • Xây dựng hình ảnh đẹp đẻ trong mắt khách hàng
  • Chi phí hợp lý
  • Tiếp cận được với một lượng khách hàng vô cùng to lớn
  • Có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Phạm vi tiếp cận rộng lớn
  • Tác động mạnh đến nhận thức và hành vi của khách hàng

Nhược điểm của PR trong marketing:

Bên cạnh những ưu điểm trên thì PR cũng có những nhược điểm sau:

  • Pr không thể điều khiển trực tiếp các phương tiện truyền thông
  • Khó đo lường hiệu quả của các chiến dịch PR do phải chờ đợi thời gian tương tác của công chúng.
  • Chỉ cần bạn sai sót một bước nhỏ cũng có thể gây nên những ảnh hưởng đến thương hiệu
  • Đôi khi những thông điệp chưa có sự nhất quán, gây ra sự hoang mang cho dư luận

Các hoạt động của PR

PR có khả năng mô phỏng quá trình giao tiếp chiến lược được các doanh nghiệp, cá nhân và cả tổ chức sử dụng để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với công chúng. Hoạt động PR thường sẽ tập trung vào các việc sau:

Các hoạt động PR
Các hoạt động PR
  • Kiểm soát và lên kế hoạch cho những thông tin được công bố với công chúng
  • Biên soạn và phát hành những thông tin hữu ích liên quan đến doanh nghiệp
  • Tìm hiểu và nghiên cứu các phương tiện phù hợp để phát hành thông tin
  • Sử dụng phương tiện truyền thông để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới
  • Định vị lại vị trí của một sản phẩm hay một dịch vụ cũ
  • Đồng thời gia tăng sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu
  • Giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng truyền thông vô cùng trầm trọng.
  • Tăng cường sự nhận diện thương hiệu và hình ảnh cho doanh nghiệp

Các bước xây dựng bản kế hoạch quan hệ công chúng hiệu quả

Bước 1: Xác định được mục tiêu của chiến lược PR

Khi thực hiện bất kỳ công việc nào, thì việc xác định mục tiêu luôn là bước quan trọng để giúp bạn có thể đi theo đúng hướng. Đứng trước một thị trường kinh doanh giày đặc “sương mù”, nếu bạn không định hình trước mục tiêu, thì bạn sẽ rất dễ đi lạc hướng.

Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu như sau

Bạn cần lựa chọn và sắp xếp các mục tiêu theo từng mức độ quan trọng khác nhau và quy mô của mục tiêu để tăng tỷ lệ thành công. Bên cạnh đó thì việc lựa chọn hãy xác định mục tiêu phải phù hợp với chiến lược của kinh doanh tổng thể.

Bước 2:  Cần xác định nhóm đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu là người sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến dịch PR của doanh nghiệp. Để các định được đúng đối tượng mục tiêu, bạn cần đặt ra những câu hỏi sau:

Xác định nhóm đối tượng mục tiêu
Xác định nhóm đối tượng mục tiêu

Xác định nhóm đối tượng mục tiêu có ba câu hỏi

  1. Chiến lược hướng đến đối tượng như thế nào?
  2. Đặc điểm của đối tượng mục tiêu đó (Lứa tuổi, giới tính, sở thích, ngành nghề,…)
  3. Những ai cần đến các dịch vụ và sản phẩm của công ty?

Bước 3: Hãy xác định các chiến lược sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu

Sau khi bạn đã hoàn thành việc xác định mục tiêu và đích đến, bước tiếp theo bạn cần phải làm đó là xây dựng các chiến lược để tiếp cận và đạt được mục tiêu muốn nhắm tới. Bạn cần phải xác định được phương thức, cách thức và thông điệp để giúp cho hoạt động PR có năng suất cao nhất, truyền tải được những thông điệp của nhãn hiệu của doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng tiềm năng.

Bước 4: Cần xác định chiến thuật

Để có thể đạt được các mục tiêu của bản thân đã đặt ra thì bạn cần phải đưa ra các chiến thuật phù hợp. Và đây là những cách mà bạn có thể sử dụng các tài nguyên về nguồn lực có sẵn hay ngân sách để thực hiện các chiến lược, hướng tới các mục tiêu của bản thân.

Bước 5: Lập ra ngân sách

Khi đặt ra được mục tiêu, đối tượng và chiến lược, thì việc tiếp theo bạn cần làm là đưa ra một ngân sách cụ thể để có thể triển khai. Ngân sách có thể sẽ bao gồm các chi phí thuê không gian, thời gian của nhân viên và phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu,vv…

Ngân sách cho hoạt động PR
Ngân sách cho hoạt động PR

Ngân sách này cần phải được phân bổ sao cho hợp lý trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp, và phải phù hợp với mục tiêu, hiệu quả bỏ ra.

Bước 6: Lập kế hoạch hành động

Mọi thứ đã đã được chuẩn bị sẵn sàng. Bây giờ là lúc bạn bắt tay vào hành động. Bước này bao gồm các hoạt động cụ thể theo chiến thuật đã được đặt ra để có thể thực hiện các chiến lược. Các hoạt động ở phần này của kế hoạch bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ phải sử dụng.

Bước 7: Đo lường, quan sát cũng như đánh giá.

Cuối cùng sẽ là việc đánh giá và đo lường kết quả cho các các hoạt động. Bạn hãy tự hỏi liệu có đạt được mục tiêu của bản thân, thông qua việc đo lường và quan sát thật cẩn thận hay không. Bạn hãy cân nhắc ý kiến ​​và phản hồi của phía công chúng vì những góp ý này sẽ cung cấp cho bạn một quan điểm khác về hiệu quả khách quan của các chiến lược của bạn.

Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo

Tiêu chí PR

Quảng cáo

Hoạt động chính

– Thông qua tuyên truyền báo chí
– Các sự kiện kinh doanh
– Các buổi talkshow và trò chuyện trực tiếp
– Quan hệ truyền thông, tài trợ đầu tư
– Hợp tác trong các dự án lớn nhỏ, sự kiện.

– Quảng cáo chủ yếu trên các kênh truyền hình và cả radio
–Qua Email marketing
– Dùng bảng hiệu quảng cáo
– Quảng cáo trên trên nền tảng social media.
Đối tượng sẽ tiếp cận – Những Khách hàng tiềm năng
– Và khách hàng mục tiêu
-> Là người trực tiếp mua và sẽ sử dụng sản phẩm)
– Các cơ quan báo chí đồng thời lẫn truyền thông
– Các Cơ quan chính phủ, cổ đông, nhà đầu tư và các bên khác
-> Không phải là người sẽ trực tiếp mua sản phẩm
Tính năng sáng tạo Tuỳ ý sáng tạo ra các nội dung, hình ảnh – Các đơn vị báo chí có thể không đưa các nội dung lên trang báo của họ nếu họ cảm thấy nội dung đó không phù hợp
– Báo chí sẽ có quyền chỉnh sửa nội dung
Chi phí phải trả Phải chi trả một khoản chi phí nhất định tùy thuộc vào hình thức quảng cáo Sẽ không phải trả phí cho báo chí.
Văn phong Linh hoạt và đa dạng Sang trọng và chuyên nghiệp
Hình thức kết nối Theo một chiều Theo hai chiều
Độ tin cậy Thấp tương đối Cao.
Thời gian xuất hiện Được phép chủ động về thời gian và số lần xuất hiện Quảng cáo sẽ chỉ có thể xuất hiện một lần duy nhất

Quyền kiểm soát

Được phép toàn quyền kiểm soát Không có quyền kiểm soát, tự do.
Bản chất Là kỹ thuật nhằm để thu hút sự chú ý của công chúng. Là một chiến lược truyền thông nhằm xây dựng một mối quan hệ win-win giữa doanh nghiệp và công chúng.
Mục tiêu – Kích thích khả năng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ.
– Tăng lợi thế trong việc cạnh tranh
Xây dựng và bảo vệ danh tiếng cũng như uy tín cho doanh nghiệp.

7 Các loại hình phổ biến của PR

Dưới đây là 7 loại hình được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch PR, bạn có thể xem và tham khảo:

Sự kiện của các doanh nghiệp

Hoạt động sự kiện
Hoạt động sự kiện

Thông qua việc tham gia các chương trình và sự kiện, bạn sẽ có thể quảng bá được thương hiệu của mình một cách hiệu quả. Dù cho đó là sự kiện do công ty bạn tổ chức hay đi tham dự của một bên khác,dẫu vậy chúng đều mang đến cơ hội kinh doanh cho những người tham gia.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đây là một trong những cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của công chúng về thương hiệu của bạn. Trách nhiệm xã hội được tập trung nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh có đạo đức,  có trách nhiệm môi trường và từ thiện tại các địa phương, khu vực và toàn cầu.

Quan hệ với cộng đồng

Quan hệ cộng đồng là cách để bạn thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng. Quan hệ cộng đồng có thể bao gồm các hoạt động sau:từ thiện, quyên góp và trao đổi, chăm sóc hay ưu đãi giảm giá đặc biệt hoặc bất cứ điều gì để có thể xây dựng mối quan hệ đoàn thể bền vững với cộng đồng cũng như củng cố lòng tin của khách hàng trung thành với doanh nghiệp.

Quản lý các cuộc khủng hoảng

Xử lý khủng hoảng là một chức năng vô cùng quan trọng của PR và cần phải đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết triệt để khó khăn gặp phải. Bất kỳ điều gì sẽ gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu đều nên được xử lý thông qua quan hệ công chúng.

Quản lý khủng hoảng
Quản lý khủng hoảng

Thông thường, khi khủng hoảng xảy ra có thể do hợp tác sai sót với bên thứ 3 hoặc quảng cáo bị hiểu nhầm và hiểu sai hay bị những phản hồi không tích cực làm xấu hình ảnh và chất lượng sản phẩm.

Quan hệ với nhân viên

Quan hệ với nhân viên còn được gọi là PR trong nội bộ. Đây là chuỗi các hoạt động giao tiếp và nuôi dưỡng nhận thức tích cực của nhân viên về công ty của họ. Phương pháp này không chỉ chăm sóc và quan tâm nhân viên hơn mà còn giúp nhân viên của bạn có động lực để làm việc chăm chỉ và trung thành đồng thời khuyến khích họ cùng ủng hộ doanh nghiệp.

Quan hệ truyền thông hay còn gọi (Media Relations)

Quan hệ truyền thông là một cách xây dựng mối quan hệ tích cực giữa công ty với các nhà báo, nhà xuất bản và các hãng tin tức khác để giúp tăng khả năng hiển thị và khuyến khích sự quan tâm, chú ý của giới truyền thông, góp phần quảng bá sản phẩm thương hiệu của bạn để có thể được tài trợ miễn phí.

Truyền thông xã hội (Social Media)

Truyền thông xã hội (Social Media)
Truyền thông xã hội (Social Media)

Social Media là một trong những hình thức PR hiệu quả nhất ngày nay. Bởi lẽ hình thức này thu hút sự chú ý và theo dõi rất nhiều từ giới trẻ, giúp truyền tải nội dung cần thiết và giải quyết hay xử lý được các vấn đề khủng hoảng.

Các công cụ PR cần biết cho bạn

Để có thể thực hiện được các chiến dịch PR hiệu quả và thấu hiểu rõ ràng các hành vi và xu hướng của người dùng, thì bạn cần nắm chắc các cách sử dụng các công cụ sau:

  • Tin tức:  hãy tạo ra những câu chuyện liên quan đến tin tức để mang đến thuận lợi cho công ty, sản phẩm hay con người.
  • Bài phát biểu: Trả lời các câu hỏi của truyền thông hoặc tham gia làm diễn giả tại các buổi event và sự kiện,…
  • Sự kiện đặc biệt: Tổ chức các cuộc họp báo, tham quan các sự kiện báo chí, lễ khai mạc và bắn pháo hoa tại những sự kiện,…
  • Tài liệu bằng văn bản: Đăng những tài liệu, bài báo và tạp chí của công ty lên các kênh truyền thông của công ty.
  • Tài liệu nghe nhìn:Hãy tổ chức các chương trình slide, DVD và các video trực tuyến để nói nhiều hơn về sản phẩm và dịch vụ của công ty.
  • Tài liệu nhận dạng doanh nghiệp: Thiết kế những hình ảnh và màu sắc đặc trưng cho doanh nghiệp.
  • Hoạt động dịch vụ công cộng:Sẽ giúp bạn mở rộng thêm được nhiều mối quan hệ để truyền thông dễ dàng biết đến hơn
  • Website: Là nơi cung cấp đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp

KPIs người làm PR cần lưu ý

Muốn có được sự thành công trong các chiến dịch PR thì bạn cần phải đặt ra các KPI cho phù hợp để có thể dễ dàng xác định một cách hiệu quả của các chiến lược: 

KPIs người làm PR cần chú ý
KPIs người làm PR cần chú ý
  • Backlink: Sẽ giúp biết được thương hiệu của mình đã được nhắc đến ở đâu và trong bối cảnh như thế nào, ảnh hưởng đến thứ hạng của SEO.
  • Mức độ nhắc đến thương hiệu (Brand mentions): Giúp xác định được mức độ nhận biết có phù hợp hay không phù hợp.
  • Chuyển đổi (Conversions): Giúp xác định được khách hàng đến từ nơi đâu và hiệu quả của chiến dịch như thế nào.
  • Domain authority: Giúp dự đoán thứ hạng cùa SEO website trên các công cụ tìm kiếm trên internet
  • Ý kiến: Giúp bạn hiểu đối tượng đang nói là gì và có ý nghĩ gì về thương hiệu và liệu nó có cần giải quyết bất kỳ vấn đề nào không hoặc mối quan tâm nào hay không.
  • Lượng truy cập website: Giúp bạn biết được cách họ đến trang web như thế nào để vận dụng vào các chiến dịch khác để mang lại lợi nhuận.
  • Tương tác trên mạng truyền thông: Sẽ giúp xác định được mức độ nhận biết thương hiệu và sự tương tác của các đối tượng với trang của bạn như thế nào.
  • Chia sẻ: Giúp xác định được đối tượng thích nội dung của bạn hay không.

PR sẽ cần làm những công việc gì?

Đối với người làm PR in-house họ cần

Dưới đây sẽ là những công việc chính của một PR in-house:

  • Cập nhật các tin tức có liên quan đến ngành nghề
  • Nghiên cứu trang website và fanpage của đối thủ
  • Đọc blog/bài viết của các chuyên gia trong ngành để có cái nhìn đa chiều hơn
  • Viết nhiều bài cho báo nội bộ.
  • Điều phối đăng các bài cho website, fanpage
  • Chuẩn bị các hạng mục cho  tất cả sự kiện
  • Lên kế hoạch PR cho sản phẩm và báo cáo.

Riêng đối với PR Manager

Khi bạn đã lên cấp bậc Manager, bạn không còn là người thực hiện nữa mà bạn sẽ trở thành người quản lý, kiểm duyệt và đánh giá hiệu quả của công việc.

PR Manager
PR Manager
  • Quản lý các công việc cấp dưới theo kế hoạch đề ra.
  • Quản lý sát sao tiến độ hoàn thành của tất cả các công việc.
  • Đưa ra những điều chỉnh cũng như quyết định cho các hoạt động PR để đảm bảo cho mục tiêu truyền thông
  • Kiểm soát chi phí và hiệu quả của công việc
  • Đo lường hiệu quả của công việc nội bộ
  • Kiểm duyệt thông qua đầu ra các ấn phẩm thông tin
  • Thường xuyên phải cập nhật về xu hướng mới nhất

Một người làm PR cần có những kỹ năng gì?

Để có thể làm việc hiệu quả trong lĩnh vực PR thì bạn cần có những tố chất sau

  • Khả năng giao tiếp và truyền thông: Sẽ giúp bạn tìm ra được nội dung hấp dẫn và phù hợp với đối tượng
  • Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông: Giúp bạn xác định được đúng đối tượng đang hoạt động như thế nào và điều gì đã thúc đẩy họ đưa ra những quyết định, khiến họ quan tâm.
  • Khả năng nghiên cứu: Giúp bạn xác định được cách tiếp cận khách hàng một cách có hiệu quả nhất cho một chiến dịch và tìm hiểu các điểm mang lại lợi ích cho khách hàng.
  • Quản lý thời gian hiệu quả: Giúp bạn tổ chức và đạt được những mục tiêu của bản thân và duy trì chất lượng của công việc
  • Khả năng sáng tạo: Sẽ giúp bạn đưa ra nhiều cách tiếp xúc cũng như các kỹ thuật khác nhau để giải quyết vấn đề.

Các câu hỏi thường gặp về PR trong marketing

Quan hệ công chúng đã có mặt tại Việt Nam từ khi nào?

Từ khoảng những năm 90, các tập đoàn đa quốc gia đã bắt đầu mở rộng các hoạt động kinh doanh tại thị trường tiềm năng như Việt Nam.
Điều này đòi hỏi họ phải thực hiện được các hoạt động Quan hệ Công chúng nhằm mục đích quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Đồng thời tạo ra sự gần gũi với cộng đồng địa phương để được lòng tin và ủng hộ từ khách hàng.

Quan hệ công chúng có liên quan tới những môn gì?

Những môn học chuyên ngành tiêu biểu trong lĩnh vực Quan hệ công chúng mà bạn nên biết bao gồm:
– Quan hệ với công chúng trong lĩnh truyền thông
– Quan hệ công chúng trong ứng dụng
– Công cụ được dùng trong quan hệ công chúng
– Quản lý vấn đề và quản lý các cuộc khủng hoảng
– Lập kế hoạch trong quan hệ công chúng
– Tổ chức các sự kiện
– Nghiên cứu và đánh giá về quan hệ công chúng
– Xây dựng và phát triển thương hiệu,vvv…

Định nghĩa PR cộng đồng ?

Như đã đề cập thì quan hệ công chúng (tiếng Anh gọi là Public Relations, viết tắt là PR) là quá trình mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp phải chủ động quản lý các hoạt động giao tiếp với cộng đồng nhằm xây dựng đồng thời duy trì một hình ảnh tích cực về bản thân.

Như vậy, qua bài viết trên, bạn có thể hiểu hơn về PR như Pr là gì trong marketing? Tầm quan trọng của nó trong truyền thông, ưu  và nhược điểm của PR, bảy loại hình phổ biến của PR và các bước giúp xây dựng bản kế hoạch quan hệ công chúng hiệu quả nhất.

Qua bài viết này  Digital Marketing Agency DMA hy vọng những kiến thức trên sẽ có thể giúp ích bạn trong việc ứng dụng PR vào các hoạt động và dịch vụ digital marketing của bản thân.

Tham khảo: Dịch Vụ Digital Marketing

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ