Bạn có biết web động là gì mà lại được doanh nghiệp quan tâm tới vậy không? Những trường hợp cần ứng dụng web động cũng như ưu – nhược điểm của loại website này. Bên cạnh đó, bài viết cũng giúp bạn so sánh được sự khác nhau giữa web động và web tĩnh. Cùng Digital Marketing Agency DMA tìm hiểu trong bài viết sau!
1. Web động là gì?
Web động (Dynamic web) là một thuật ngữ để chỉ các trang web có khả năng tạo ra nội dung và hiệu ứng động dựa trên các yêu cầu và tương tác của người dùng. Thay vì hiển thị cùng một nội dung tĩnh cho tất cả người dùng, web động cho phép tùy chỉnh nội dung và chức năng dựa trên thông tin cụ thể từ người dùng.
Trang web động sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript và các công nghệ khác. Web động giúp tạo ra các hiệu ứng chuyển động, biểu đồ động, tải dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và hiển thị thông tin động. Các dữ liệu này sẽ được trình diễn dưới nhiều hình thức khác nhau như: văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,…
2. Web động nên được hiểu như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản nhất, web động chính là một dạng web có thể thường xuyên thay đổi nội dung, cập nhật thông tin một cách liên tục và tự động.
Web động có tác dụng giúp doanh nghiệp và khách hàng được chủ động hơn trong việc lựa chọn cũng như cập nhật thông tin mới mỗi ngày. Khách hàng và website có thể tương tác qua lại với nhau bằng cách tìm kiếm các thông tin, bình luận, feedback, chat live,… trên chính website của doanh nghiệp.
Sự thay đổi linh hoạt này dựa trên việc web động sử dụng mã Javascrip để có thể điều hướng trình duyệt thay đổi nội dung trên website phù hợp với các lệnh được nhận từ phía người dùng. Đây là một đặc điểm để bạn có thể dễ dàng nhận biết một web động.
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của mỗi website mà lập trình viên sẽ sử dụng các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau sao cho phù hợp nhất.
Một số loại ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng nhất có thể kể đến như: PHP, ASP.NET, ASP, CGI, Perl,… Bên cạnh đó, web động còn được sử dụng thêm các cơ sở dữ liệu mạnh như Access, Oracle, MySQL, D2B,…
3. Web động được sử dụng trong trường hợp nào?
Hiện nay, web động là một dạng website có tính ứng dụng rất cao và được các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biển. Nhìn chung, dù bạn thuộc ngành nghề, lĩnh vực nào cũng đều có thể sử dụng web động.
Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn việc lựa chọn thiết kế web động là một quyết định phù hợp và đúng đắn, có một số điều bạn cần phải lưu ý.
Quan trọng nhất, bạn phải chắc chắn rằng website của mình được chăm sóc, cung cấp thông tin liên tục, thường xuyên bảo trì và cập nhật. Nếu không, bạn sẽ phải lãng phí tài nguyên rất lớn.
Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng web động bạn có thể tham khảo:
- Website có quy mô và tầm cỡ lớn trên thị trường.
- Website dùng để giới thiệu cửa hàng, sản phẩm, dịch vụ.
- Website cung cấp thông tin, cập nhật tin tức mới mỗi ngày.
- Website dùng để bán hàng.
- Website thương mại điện tử.
- Website là các trang diễn đàn, forum hoặc trang chuyên mục.
- Website kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, giáo dục,…
- …
4. Ưu – nhược điểm của web động
4.1 Ưu điểm
Web động là một dạng web mang đến nhiều lợi ích nổi bật cho doanh nghiệp, cụ thể như:
- Dễ dàng quản lý và cập nhật nội dung: Với web động, bạn có thể kiểm soát, cập nhật và điều chỉnh thông tin một cách linh hoạt, chủ động. Điều này vừa giúp khách hàng có trải nghiệm tốt, vừa giúp doanh nghiệp có thể kịp thời xử lý các thông tin.
- Dễ dàng tương tác với khách hàng: Thông qua những tiện ích được cài đặt, doanh nghiệp có thể trực tiếp tương tác với khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể dựa vào đây để chỉnh sửa, bổ sung các dạng thông tin nhằm đáp ứng tốt nhu cầu người dùng.
- Dễ dàng nâng cấp và bảo trì: Để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với sự phát triển không ngừng của công nghệ, dễ dàng nâng cấp và bảo trì là những yếu tố bắt buộc phải có khi thiết kế web động.
- Nền tảng vững chắc giúp xây dựng website lớn: Web động giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển và mở rộng website. Thông qua web động, các lập trình viên có thể xây dựng một website lớn với bao gồm nhiều nội dung và tiện ích vượt bậc.
- Hiệu quả SEO ổn định: Thực tế cho thấy, web động vẫn có thể đạt được thứ hạng cao nếu thực hiện những chiến lược SEO phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt thêm một số phần mềm, công cụ SEO khác để tăng độ hiệu quả của website.
4.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, web động vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm mà doanh nghiệp bạn cần phải cân nhắc trước khi tiến hành thiết kế website:
- Chi phí xây dựng cao: Khi thiết kế web động, doanh nghiệp bạn cần phải chi trả rất nhiều loại chi phí, chẳng hạn như: chi phí thuê lập trình viên, chi phí thiết kế giao diện, cài đặt ứng dụng quản trị, chi phí mua tên miền, bảo mật,…
- Cần có nhân sự có nhiều kiến thức chuyên môn: Trong quá trình website hoạt động, bạn cần có nhân sự có nhiều kiến thức chuyên môn để tiến hành bảo trì, nâng cấp. Nếu không, một khi xảy ra sự cố, doanh nghiệp bạn sẽ không thể xử lý kịp thời.
5. Web động có gì khác so với web tĩnh
5.1 Chức năng
Web động được tích hợp thêm phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu. Vậy nên, doanh nghiệp có thể chỉnh sửa, điều hành và cập nhật các thông tin một cách dễ dàng. Ngoài ra, người dùng có thể trao đổi với chủ website cũng như những người dùng khác.
Khi thiết kế web động, đơn vị thiết kế sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bạn một phần mềm quản trị web. Do đó, web động luôn có thể cập nhật được những thông tin mới nhanh chóng.
Trong khi đó, web tĩnh chỉ có thể cung cấp thông tin và người dùng không thể thao tác được trên website. Nội dung trên web tĩnh còn được thiết kế cố định nên một khi nhu cầu của người dùng tăng cao, những thông tin trên web không thể nào đáp ứng được.
5.2 Ngôn ngữ lập trình
Tuỳ theo yêu cầu, các lập trình viên sẽ xây dựng web động với loại ngôn ngữ lập trình phù hợp. Hiện nay, có nhiều loại ngôn ngữ lập trình đa dạng thường được sử dụng như: ASP.NET, PHP,… cùng với các cơ sở dữ liệu MySQL, SQL Server,…
Với web tĩnh, lập trình viên chỉ đơn thuần sử dụng ngôn ngữ lập trình HTML để đăng tải các thông tin. một khi thông tin trên website cần phải thay đổi, họ phải chỉnh sửa, xử lý trực tiếp trên file HTML.
5.3 Khả năng tương tác với khách hàng
Web động được thiết kế hiện đại với nhiều tính năng giúp doanh nghiệp có thể tương tác qua lại với người dùng. Thông qua các chương trình ứng dụng, người dùng sẽ có quyền trao đổi thông tin với các website cũng như người dùng khác một cách dễ dàng.
Ngược lại, trên web tĩnh, người dùng ngoại trừ đọc thông tin thì hầu như đều không thể tương tác được với website. Chính điều này đã tạo nên những hạn chế to lớn đối với chủ sở hữu website.
5.4 Trường hợp ứng dụng
Web động thường được sử dụng đối với những website có quy mô và tầm cỡ lớn, thường xuyên phải cập nhật. Một số loại website thường ứng dụng web động như: website bán hàng, website thương mại điện tử, website tin tức,…
Web tĩnh chủ yếu được dùng cho những website ít khi được cập nhật và quy mô thường sẽ không lớn.
4.5 Chi phí bảo trì, nâng cấp
Đối với web động, mặc dù bạn phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ khi thiết kế website nhưng khi cần bảo trì, nâng cấp, web động sẽ có phần dễ dàng và không tốn quá nhiều chi phí.
Ngược lại là web tĩnh, khi xây dựng website, bạn chỉ tốn một khoản chi phí nhỏ cho việc thuê cơ sở dữ liệu và yêu cầu từ hệ điều hành. Bạn cũng không cần phải tốn chi phí để trả cho code. Tuy nhiên, khi muốn bảo trì, nâng cấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
5. Website tĩnh và website động: loại nào được dùng phổ biến hơn?
Cả hai loại website tĩnh và website động đều được sử dụng phổ biến trong việc phát triển các trang web. Tuy nhiên, sự phổ biến của mỗi loại có thể phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu cụ thể của từng dự án.
Với website tĩnh:
- Website tĩnh thường được sử dụng phổ biến trong các trang web đơn giản, không có nhu cầu tương tác cao. Bởi web tĩnh có thể được tạo ra nhanh chóng và dễ dàng bằng cách sử dụng các file HTML, CSS và hình ảnh tĩnh.
- Các trang web tĩnh thường không yêu cầu cơ sở dữ liệu phức tạp và có thể được lưu trữ và phục vụ bằng các dịch vụ hosting cơ bản.
Với website động:
- Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và yêu cầu người dùng ngày càng tăng, website động đã trở nên phổ biến hơn.
- Website động cho phép tạo ra các trang web phức tạp hơn với tính năng tương tác cao.
- Các trang web động thường sử dụng ngôn ngữ lập trình như PHP, Ruby, Python hoặc JavaScript. Từ đó có thể tạo ra các chức năng động, gửi và nhận dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, tạo ra giao diện tương tác với người dùng.
Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của từng dự án, website tĩnh và website động đều có ứng dụng của riêng mình. Trong một số trường hợp, sự kết hợp giữa cả hai cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa hiệu quả và trải nghiệm người dùng trên trang web.
6. Những câu hỏi thường gặp về web động
6.1 Có cách nào để tối ưu hóa tốc độ tải trang web động?
Hoàn toàn có, bạn có thể tối ưu hóa tốc độ tải trang web động bằng cách sử dụng mã lập trình hiệu quả, tối ưu hóa hình ảnh và tài nguyên, và sử dụng các công cụ và kỹ thuật tối ưu hóa mã nguồn.
6.2 Web động có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng không?
Hoàn toàn có, web động cung cấp trải nghiệm tương tác và linh hoạt hơn cho người dùng, cho phép họ thực hiện các hành động và nhận phản hồi ngay lập tức từ trang web.
6.3 Web động có thể tích hợp vào các dịch vụ và hệ thống khác nhau không?
Có, web động có khả năng tích hợp vào các dịch vụ và hệ thống khác nhau thông qua các API và giao thức tương tác, cho phép chia sẻ dữ liệu và tương tác với các ứng dụng và hệ thống khác.
Qua bài viết trên, Digital Marketing Agency DMA đã giúp bạn hiểu được web động là gì và những trường hợp nên sử dụng web động. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về mảng website cũng như lựa chọn được dạng website phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết!