4P Trong Marketing Là Gì? Quy Trình Triển Khai 4P Hiệu Quả

Thực hiện kế hoạch theo 4P mang lại hiệu quả cao

Marketing Mix hay 4P trong marketing là gì? Đây là thuật ngữ quá quen thuộc trong ngành marketing. Ở bài viết dưới đây cùng tìm hiểu 4P trong marketing qua bốn yếu tố – Sản phẩm, Giá cả, Kênh phân phối và Quảng cáo – và cần kết hợp 4P này tương tác để tạo nên chiến lược marketing thành công. Cùng Digital Marketing Agency DMA theo dõi trong bài viết sau nhé!

1.  Marketing Mix là gì ?

Marketing Mix là một khái niệm trong lĩnh vực marketing, được hiểu là kết hợp và sắp xếp các yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng.

Mô hình Marketing Mix thường bao gồm các yếu tố chính như:

    • Product (Sản phẩm): Đặc điểm sản phẩm hoặc dịch vụ, chất lượng, tính năng.
    • Price (Giá cả): Chiến lược giá, phân đoạn giá, chiết khấu giảm giá.
    • Place (Vị trí): Kênh phân phối, điểm bán hàng, vị trí bán hàng, việc phân phối sản phẩm tới khách hàng.
    • Promotion (Khuyến mãi): Bao gồm chiến lược quảng cáo, khuyến mãi, truyền thông.
    • People (Người): Đội ngũ nhân viên liên quan đến việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
    • Process (Quy trình): Quy trình kinh doanh, dịch vụ khách hàng.

2.  4P trong marketing là gì?

4P trong marketing là một khái niệm cơ bản đóng vai trò quan trọng để xác định và triển khai chiến lược Marketing cho môt sản phẩm/ dịch vụ, bao gồm bốn yếu tố chính cần được  xem xét trong việc quảng cáo về sản phẩm hoặc dịch vụ: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá).

Việc cân nhắc sử dụng các yếu tố này giúp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và được quảng bá một cách hiệu quả.

3.  Những yếu tố trong 4P Marketing là gì?

Cùng phân tích phân tích những yếu tố có trong 4P trong marketing là gì nhé!

3.1  Product (Sản phẩm)

Đây là yếu tố liên quan đến các vấn đề xác định các tính năng, ưu điểm, lợi ích và giá trị của sản phẩm/ dịch vụ mang đến nhằm đáp ứng được nhu cầu của của khách hàng.

3.2  Price (Giá cả)

Yếu tố thứ hai là giá cả là mức giá mà công ty đặt ra cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình khi bán ra thị trường. Giá cả có thể ảnh hưởng đến nhiều yếu tố cả giá trị và lợi ích của sản phẩm đối với khách hàng. Việc định giá phải được xác định sao cho hợp lý và phù hợp với khách hàng và mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao nhất.

Xem thêm:  Một số cách chăm sóc website hiệu quả nhất 2024

3.3  Place (Địa điểm)

Yếu tố Place trong marketing 4P là mạng lưới các kênh phân phối và nơi mà sản phẩm hoặc dịch vụ được bán. Yếu tố này bao gồm nhiều yếu tố trong đó việc xác định kênh phân phối, tìm kiếm vị trí bán hàng để sản phẩm có thể tiếp cận được với khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

3.4  Promotion (Quảng cáo)

Promotion là một trong 4 chữ P trong marketing cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là. Đây là yếu tố cuối cùng liên quan đến các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

Các hoạt động quảng bá sản phẩm trong yếu tố này bao gồm quảng cáo truyền thông, PR (quan hệ công chúng), quảng cáo trực tuyến, bán hàng cá nhân và các hoạt động khuyến mãi.

4.  Tầm quan trọng của chiến lược 4P trong marketing là gì?

Chiến lược 4P trong marketing là được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp định hình và triển khai các chiến lược marketing. Cụ thể:

4.1  Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách về sản phẩm, giá cả, địa điểm và hoạt động quảng cáo phù hợp để thu hút lượng khách hàng nhờ sử dụng chiến lược 4P giúp xác định nhóm khách hàng mục tiêu của họ

4.2  Thúc đẩy doanh số tăng cao

Khi sử dụng các yếu tố trong mô hình 4P giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm/ dịch vụ được thiết kế và phân phối đúng cách, giá cả phù hợp và hoạt động quảng cáo hiệu quả, doanh số bán hàng sẽ tăng

Chiến lược theo 4P trong marketing giúp tăng doanh số
Chiến lược theo 4P trong marketing giúp tăng doanh số

4.3  Tăng khả năng cạnh tranh

Bằng cách tập trung vào sản phẩm, giá cả, địa điểm và hoạt động quảng cáo chiến lược 4P giúp các doanh nghiệp tăng sức sự cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ luôn luôn phát triển và sáng tạo, tìm ra các giải pháp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.

4.4  Giúp phát triển thương hiệu

Các yếu tố trong chiến lược 4P giúp các doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo nên uy tín, xây dựng một hình ảnh tích cực với khách hàng để tạo đà phát triển nhanh trên thị trường.

4.5  Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Các sản phẩm được cải tiến chất lượng cao hơn, hoạt động quảng cáo phù hợp hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng khi áp dụng chiến lược 4P từ đó giúp các doanh nghiệp tăng sức sự cạnh tranh. Điều này sẽ giúp khách hàng hài lòng và trung thành với thương hiệu.

Chiến lược marketing 4P giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng
Chiến lược marketing 4P giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng

5.  Ưu, nhược điểm của 4P trong marketing là gì?

Một số ưu và nhược điểm thường gặp khi áp dụng mô hình 4P vào trong doanh nghiệp

5.1  Ưu điểm

    • Đơn giản và dễ hiểu: 4P bao gồm các yếu tố đơn giản cung cấp một khung thức rõ ràng và dễ áp dụng để xây dựng chiến lược marketing.
    • Tập trung vào khách hàng: chiến lược 4P với tiêu chí đặt khách hàng là trung tâm. Điều này giúp các nhà quản lý cho ra mắt các sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng .
    • Tạo sự đồng bộ trong hoạt động marketing: Sản phẩm phù hợp với giá cả. Được phân phối thông qua các kênh thích hợp và được quảng bá một cách hiệu quả. Những điều đó sẽ tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và tăng cường niềm tin của khách hàng.
4P tập trung vào khách hàng
4P tập trung vào khách hàng

5.2  Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm ở phía trên thì chiến lược 4P còn mang tới những nhược điểm như sau:

  • Hạn chế trong thị trường đa dạng hóa: Trên thực tế, các yếu tố ngoài 4P như nhân lực, quyền lực, và quan hệ khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong marketing.
  • Thiếu tương tác: 4P tập trung vào từng yếu tố một cách riêng biệt, không đảm bảo sự tương tác chặt chẽ giữa chúng.
  • Không dành cho ngành công nghiệp độc quyền: Với ngành này, thay vì tập trung vào giá cả hoặc các chiến lược bán hàng, thì họ cần tập trung vào việc tạo ra giá trị độc quyền và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
Xem thêm:  Search Intent là gì? 6+ Cách Tối Ưu Hoá Ý Định Tìm Kiếm

6.  Quy trình triển khai mô hình 4P hiệu quả

Sau đây, sẽ đưa ra quy trình triển khai chiến lược 4p gồm các bước sau:

6.1.  Nghiên cứu về thị trường và khách hàng

Đây là bước quan trọng để hiểu rõ về nhu cầu, mong muốn của khách hàng, cạnh tranh và xu hướng thị trường. Nghiên cứu thị trường và khách hàng sẽ giúp bạn xác định những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với khách hàng mục tiêu và giá cả hợp lý.

Để chiến lược marketing sẽ hiệu quả hơn bạn hiểu được nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra các đề nghị đúng với insight vào đối tượng mà mình hướng tới.

Dùng 4P để nghiên cứu thị trường khá hiệu quả
Dùng 4P để nghiên cứu thị trường khá hiệu quả

6.2.  Xác định các yếu tố của 4P

Dựa trên các phân tích về thị trường và khách hàng bạn cần xác định được các yếu tố 4P để giúp bạn phát triển chiến lược phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

6.2.1  Xác định chiến lược sản phẩm (Product)

Định rõ các đặc điểm, thuộc tính và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ, và tạo ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Dưới đây là những câu hỏi gợi ý bạn có thể áp dụng để đảm bảo rằng sản phẩm bạn sắp ra mắt nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng tiềm năng phù hợp.

  • Sản phẩm của bạn có đáp ứng nhu cầu của khách hàng không?
  • Sản phẩm đưa ra cần có những tính năng gì để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng?
  • Cách mà khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào?
  • Về vẻ ngoài và bao bì, sản phẩm của bạn trông như thế nào?
  • Khách hàng đã từng trải nghiệm sản phẩm trước khi mua không?
  • Những yếu tố về kích cỡ, màu sắc, và tên gọi của sản phẩm có thu hút sự chú ý không?
  • Sản phẩm của bạn có điểm gì nổi bật và độc đáo so với đối thủ không?
Xem thêm:  Brand Image là gì? 8 cách xây dựng hình ảnh thương hiệu

Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn có thể đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nổi bật trong thị trường cạnh tranh.

6.2.2  Đặt giá sản phẩm (Price)

Giá cả mà khi bạn bán ra thị trường sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán được:

  • Nếu giá thành sản phẩm quá thấp điều đó có thể khiến khách hàng nghĩ rằng sản phẩm có chất lượng.
  • Nếu giá sản phẩm quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ hơn.

Để xác định chiến lược giá cả, bạn nên dựa trên các yếu tố như chi phí sản xuất, giá cả của đối thủ và giá trị được định giá bởi khách hàng.

Có một số câu hỏi giúp bạn xác định để đưa ra chính sách định giá cả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình:

  • Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng là gì?
  • Có nên áp dụng chương trình giảm giá cho một phân khúc khách hàng cụ thể không?
  • Mức giá của bạn cao hơn hay thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh?
  • Hình thức thanh toán (trả tiền mặt hay trả thẻ) có thể áp dụng và thời hạn thanh toán (trả một lần hay trả hàng tháng) như thế nào?

6.2.3  Lựa chọn kênh phân phối (Place)

Hãy tự hỏi: “Khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn ở đâu?” Từ đó xác định các kênh phân phối phù hợp để đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả.

  • Bạn lựa chọn kênh bán hàng trực tiếp cho khách hàng hay thông qua các đại lý?
  •  Bạn sẽ lựa chọn kênh online nào nếu bạn bán hàng trữ tuyến? Website, Facebook, hay Instagram, Tiktok Shop,…?
  • Nếu bán trực tiếp thì địa điểm đó có dễ dàng tìm thấy và có thuận tiện cho khách hàng tiềm năng ghé qua hay không?

6.2.4  Xây dựng chiến lược quảng cáo (Promotion)

Có nhiều công cụ quảng cáo khác nhau mà bạn có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, bao gồm:

  • Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, báo chí hoặc tạp chí.
  • Quảng cáo trên internet, mạng xã hội và các phương pháp quảng cáo trực tuyến khác.
  • In tờ rơi quảng cáo.
  •  Marketing trực tiếp thông qua điện thoại (Telemarketing) và Email Marketing.

6.3  Phát triển, thực hiện kế hoạch

Sau đi đã xác định đầy đủ yếu tố trong mô hình 4P bạn cần phát triển kế hoạch chi tiết để triển khai kế hoạch. Kế hoạch này bao gồm các hoạt động cụ thể để giúp sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Thực hiện kế hoạch theo 4P mang lại hiệu quả cao
Thực hiện kế hoạch theo 4P mang lại hiệu quả cao

6.4  Đánh giá và điều chỉnh

Bạn có thể sử dụng các số liệu thu thập từ phản hồi từ khách hàng, đánh giá thị trường hoặc các chỉ số tài chính để đánh giá kết quả để xem chiến lược đã thành công hay chưa và tìm ra những điểm cần điều chỉnh.

Các yếu tố trong chiến lược 4P đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc kết hợp từng yếu tố với nhau giúp tạo nên một chiến lược hoàn thiện và hiệu quả.

Lời kết

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu mô hình 4P trong marketing là gì từ đó giúp xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị hiệu quả. Hy vọng Digital Marketing Agency DMA đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích và hẹn gặp bạn ở bài viết sau!

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ