Băng thông hosting là gì chắc sẽ là câu hỏi khá nhiều bạn mới bắt đầu tìm hiểu về website sẽ đặt ra. Băng thông đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn để khả năng lưu trữ và vận hành của website. Vì vậy hãy cùng DMA tìm hiểu xem băng thông là gì bạn nhé.
Băng thông hosting là gì?
Băng thông hosting (bandwidth) là một khái niệm khá quan trọng trong việc lưu trữ website trên internet mà bạn cần phải nắm. Nó tương đương với một ống dẫn giúp truyền tải dữ liệu giữa máy chủ lưu trữ website và người dùng truy cập vào website.
Băng thông là thông số để đo lường dữ liệu được truyền tải trong một giây, được tính bằng bit/giây. Nói một cách dễ hiểu, ví dụ như ống dẫn nước để chuyển nước từ bồn chứa đến nhà tắm. Băng thông hosting cũng chính là một đường ống truyền tải dữ liệu từ máy chủ đến trình duyệt web của người dùng.
Băng thông là gì?
Tuy nhiên, nếu bandwidth quá thấp, sẽ giống như việc ống dẫn nước quá nhỏ, dẫn đến việc nước chảy bị chậm hoặc không đủ lượng nước theo nhu cầu. Khi đó, website sẽ bị chậm và gây khó khăn khi truy cập, tạo sự khó chịu cho người dùng. Băng thông cũng là đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền.
Băng thông càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu cũng càng nhanh. Vì vậy, khi chọn dịch vụ lưu trữ cho website, cần lưu ý đến thông số băng thông hosting để đảm bảo trang web của mình hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả.
Trong website, băng thông còn được sử dụng để thể hiện dung lượng tối đa cho phép người dùng truy cập website trong một khoảng thời gian cụ thể. Nói cho dễ hiểu, băng thông là dung lượng tối đa mà trang web được phép truyền tải mỗi tháng.
Ngày nay, chỉ số băng thông của mạng máy vi tính đã trở nên khá cao, ở mức hàng triệu bit trên giây (Mbps) hay tỷ bit trên giây (Gbps).
Đối với Hosting WordPress thường sẽ không giới hạn bandwidth. Bởi WordPress yêu cầu dung lượng băng thông khá lớn để đạt được hiệu quả cao nhất.
Băng thông ảnh hưởng tới website như thế nào?
Băng thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của trang web. Khi người dùng truy cập vào website, băng thông ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tải trang và trải nghiệm của người dùng.
Nếu băng thông hosting quá thấp, đồng thời nhiều người truy cập trang web cùng lúc. Website sẽ chậm và khó truy cập, người dùng sẽ phải đợi quá lâu hơn để tải website. Điều này sẽ làm giảm trải nghiệm và sự hài lòng của người dùng và có thể dẫn đến việc họ rời khỏi trang web.
Ngoài ra, kích thước của ảnh và video cũng sẽ ảnh hưởng đến bandwidth. Nếu ảnh và video quá lớn, nó sẽ chiếm nhiều băng thông khi người dùng truy cập website. Điều này có thể làm cho website của bạn chậm và khó truy cập, khiến cho người dùng không muốn tiếp tục truy cập website.
Do đó, việc quản lý và tối ưu hóa băng thông cần được chú tâm rất nhiều để đảm bảo website hoạt động trơn tru và nhanh chóng. Bandwidth càng lớn, tốc độ những lượt truy cập vào website càng nhanh. Một website với tốc độ truy cập nhanh chóng sẽ làm tăng trải nghiệm người dùng và nâng cao tỷ lệ quay lại website vào lần truy cập sau đó. Từ đó giúp tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Băng thông ảnh hưởng đến quá trình SEO không?
Băng thông có tác động khá nhiều đến SEO, bởi vì tốc độ tải trang web là một trong những yếu tố cũng khá quan trọng của Google khi xếp hạng website.
Nếu băng thông hosting của trang web quá thấp, tốc độ tải trang web sẽ bị chậm. Từ đó dẫn đến việc Google sẽ xếp hạng trang web đó thấp hơn trong kết quả tìm kiếm. Điều này có thể ảnh hưởng đến lượng truy cập và doanh thu của trang web.
Vì vậy, để tối ưu hóa SEO, cần đảm bảo băng thông dành cho website đủ lớn để trang web tải nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, cần tối ưu hóa kích thước của hình ảnh và video để giảm thiểu tải trọng của website và tăng tốc độ tải trang web như đã đề cập phía trên.
Giới hạn băng thông là gì?
Giới hạn băng thông là tốc độ truyền tải dữ liệu của website trong một khoảng thời gian nhất định. Nó có thể được hiểu như dung lượng của liên kết mạng để truyền tải dữ liệu giữa website và người dùng. Giới hạn băng thông còn thường được gọi là điều chỉnh lưu lượng mạng.
Một trang web không thể tránh khỏi trường hợp có nhiều người dùng truy cập cùng lúc. Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá tải trang web, tốc độ tải trang chậm, sập trang,… Vì vậy, chức năng giới hạn băng thông sinh ra nhằm hạn chế các thao tác download/upload trên website. Với mục đích tạo sự ổn định chất lượng đường truyền, đảm bảo những thiết bị truy cập vào website được duy trì ở một tốc độ như nhau.
Cách tính băng thông cho website
Biết giới hạn của băng thông mạng có thể giúp doanh nghiệp của bạn dự đoán được những rủi ro. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những phương án giải quyết, tiết kiệm hay mở rộng băng thông hiệu quả hơn.
Công thức tính băng thông cho một website đang hoạt động như sau:
Băng thông Web Hosting = Kích thước trang trung bình × Số khách hàng truy cập trung bình hàng tháng × Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập
Ví dụ: Băng thông cho một website có kích thước trang chủ là 2.4 MB và tổng số 25 bài viết ngẫu nhiên trên trang web là 30MB được tính như sau:
- Kích thước trang trung bình = (30MB + 2,4MB) ÷ (25+1) = 1,25
- Số khách truy cập trang trung bình hàng tháng: 1500 người
- Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập: 5 lần
=> Từ đó ta rút ra được: Web Hosting Băng thông = 1,25 x 1500 x 5 = 9.3 GB
Như vậy trong 1 tháng, website này tiêu tốn khoảng 9.4 GB. Website này có trang bị máy chủ có băng thông 10GB là đủ. Tuy nhiên, để dự phòng trường hợp số lượng người truy cập trang web biến động đột ngột thì tốt nhất nên thuê một hosting có băng thông khoảng từ 10 – 12 GB.
Các nguyên nhân làm tốn băng thông là gì?
Hiểu rõ nguyên nhân làm tốn băng thông là gì có thể sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được một số rủi ro không mong muốn. DMA đã nghiên cứu và tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến gây ra tốn băng thông, cụ thể như sau:
- Lượt download/Upload: Các thao tác truy cập website thông thường như tải file, upload file lên website… đều làm tốn băng thông.
- Chèn link vào website: Khi một website khác hiển thị link của website bạn lên trang web của họ cũng sẽ làm mất băng thông của bạn.
- Kích thước file lớn: Nếu trang web chứa các file như hình ảnh hoặc video có kích thước lớn, việc truyền tải các file này sẽ tốn nhiều băng thông hơn.
- Dung lượng website lớn: Nếu website có nhiều trang hoặc nhiều nội dung, nó sẽ tốn nhiều băng thông mạng hơn để truyền tải dữ liệu.
Cách tối ưu bandwidth cho website
Với những nguyên nhân trên, chúng tôi đã tổng hợp một và cách để tiết kiệm băng thông như sau:
Đưa media ra ngoài server
Thông thường, các file ảnh và video có thể chiếm đến 70-80% dung lượng website. Do đó, cách để tiết kiệm băng thông hiệu quả nhất là đưa Media ra ngoài server để giảm dung lượng cho website. Tuy nhiên, khi tối ưu SEO cho trang web, việc đưa Media ra ngoài website thường không được khuyến khích nhiều.
CDN là cách tiết kiệm băng thông hữu hiệu
Một cách khác để giúp tiết kiệm băng thông mạng phổ biến là sử dụng CDN (Content Delivery Network) thay vì tải lên trực tiếp những tập tin website. Sử dụng CDN (mạng phân phối nội dung) để giảm tải lượng truy cập và tăng tốc độ tải của website. Lúc này, băng thông sẽ không được tính từ máy chủ hosting mà được tính từ các trạm CDN. Đồng thời, chi phí của các nhà cung cấp dịch vụ CDN cũng sẽ có giá rẻ hơn nhiều so với máy chủ.
Dùng SaaS thay cho các plugin
Plugin thường sẽ gây tiêu tốn khá nhiều tài nguyên hosting, trong đó có băng thông. Cho nên, việc sử dụng SaaS thay cho plugin có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều nguồn tài nguyên của máy chủ mà không gây ảnh hưởng đến tốc độ tải website.
Tuy nhiên, cách tiết kiệm băng thông mạng này thường ít được áp dụng. Việc hạn chế sử dụng plugin thường không được những chuyên gia khuyến khích.
Các website hiện nay thông thường đều sử dụng mã nguồn mở WordPress. Hiển nhiên nếu có các Widget mặc định của WordPress, bạn nên tận dụng chúng thay vì cài Plugin.
Tiết kiệm băng thông nhờ tối ưu hóa hình ảnh
DMA khuyên bạn không nên sử dụng hình ảnh có kích thước và có dung lượng quá lớn. Vì những tệp này chiếm nhiều dung lượng băng thông. Bạn có thể tối ưu hóa và nén hình ảnh để tiết kiệm một lượng băng thông đáng kể. Hãy sử dụng các định dạng, kích thước ảnh nhỏ hơn và nén chúng trước khi tải lên trang web.
Đây là cách tiết kiệm băng thông mà hầu hết những người quản lý website đều áp dụng. Không những tối ưu băng thông, tối ưu hóa hình ảnh còn tăng tốc đội tải website và tối ưu SEO tốt hơn rất nhiều.
Chống hotlinking để tiết kiệm băng thông
Khi một website khác dẫn link đến hình ảnh hoặc bài viết trên server của bạn cũng sẽ gây ra tốn băng thông. Thấu hiểu điều đó, DMA sẽ hướng dẫn bạn cách hạn chế hotlinking giúp tiết kiệm băng thông ngay sau đây:
Cách 1: Sử dụng tính năng chặn image hotlinking trong cPanel
- Đăng nhập vào cPanel.
- Kéo xuống phần Security và click vào Hotlink Protection.
- Ở màn hình tiếp theo, click vào nút Enable.
Cách 2: Chặn Image hotlinking bằng .htaccess
- Mở file .htaccess nằm thư mục gốc của website của bạn.
- Nếu site bạn là domain chính, .htaccess sẽ nằm trong public_html.
- Nếu là add-domain hãy tìm trong thư mục có tên trùng với domain.
- Lưu ý: Bạn truy cập file .htaccess bằng FTP hoặc File Manager.
- Mở file .htaccess và paste vào dòng code sau:
RewriteEngine on RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www.)?your-site.com [NC]
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www.)?your-other-domain.com [NC]
RewriteRule .(jpg|jpeg|png|gif)$ [NC,R,L]
Với:
- Your-site là tên trang web của bạn.
- Your-other-domain là trang web bạn cho phép hotlinking. Bạn có thể bỏ dòng này đi nếu không muốn có hotlinking.
Cách tiết kiệm băng thông khác
- Search Engine: Quá trình google thu thập thông tin trên trang web của bạn sẽ tiêu tốn nhiều băng thông. Bạn có thể dùng phần mềm Google Seacrch Console để hạn chế tần suất quét của google.
- Nén file website: Giúp giảm dung lượng website, tiết kiệm băng thông và tăng cường độ bảo mật cho website.
- CSS càng nhiều càng tốt: sử dụng CSS càng nhiều càng tốt cũng là một phương pháp tiết kiệm băng thông.
- Kiểm tra website: Kiểm tra thường xuyên những thành phần bên ngoài của trang web như các plugin, bảng quảng cáo hay hình ảnh bên thứ ba. Việc này nhằm đảm bảo chúng không tốn quá nhiều băng thông.
Tất cả những cách trên đây đều giúp giảm thiểu việc tốn băng thông và đảm bảo website hoạt động ổn định và nhanh chóng.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về băng thông hosting là gì và những sự ảnh hưởng của nó đến website. Bên cạnh đó, DMA đã tổng hợp và đưa đến cho bạn những nguyên nhân làm tốn băng thông và giải pháp tiết kiệm. Qua bài viết trên, DMA hy vọng bạn đã có cho mình kiến thức hữu ích và phương án tối ưu bandwidth cho website mình. Nếu thấy nội dung hay và hữu ích, hãy chia sẻ bài viết đến cho bạn bè nhé.