Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 chiến lược phổ biến năm 2023

Phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh

Xây dựng chiến lược cạnh tranh là gì? Mà được các doanh nghiệp xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm. Vậy các bạn đã nắm được những chiến lược kinh doanh hiệu quả hay chưa?

Hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới của Digital Marketing Agency DMA để tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa, vai trò, ưu nhược điểm,yếu tố ảnh hưởng và các chiến lược cạnh tranh. Cùng với đó là những điểm khác biệt giữa chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh.

1.  Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh có thể được hiểu là hệ thống những kế hoạch được triển khai trong thời gian ngắn hạn và dài hạn mà tổ chức, doanh nghiệp vạch ra để gia tăng lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ. Thêm vào  đó từ chiến lược cạnh tranh doanh nghiệp có thể chủ động đánh giá những điểm mạnh – yếu, cơ hội – thách thức và thực hiện so sánh với tình hình doanh nghiệp trong cách thức triển khai trước kia.

Mục đích của việc lên chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp đó là xây dựng vị trí trong ngành và tạo ra sự vượt trội đối với lợi tức đầu tư (ROI).

2.  Lược sử chiến lược cạnh tranh

Michael Porter là một trong những giáo sư uyên bác nhất trong lịch sử của Đại học Harvard , ông được xem là cha đẻ của chiến lược cạnh tranh và lý thuyết lợi thế cạnh tranh.

Những cuốn sách kinh điển về chiến lược cạnh tranh của ông có thể kể đến như “Chiến lược cạnh tranh” (competitive strategy), “Lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage) và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”(competitive advantage of nations) là sách được nhiều chiến lược gia khắp thế giới tìm đọc.

3.  Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế

Cạnh tranh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Nhờ có yếu tố cạnh tranh này mà thị trường trở nên sôi động, linh hoạtnhạy bén hơn. Trong nền kinh tế thị trường yếu tố cạnh tranh đã góp phần khiến cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.

Ở mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những mức độ cạnh tranh khác nhau. Chắc chắn là cạnh tranh sẽ luôn luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực. Nhờ việc có cạnh tranh mà các đơn vị doanh nghiệp có nhiều hơn các phương án để tạo nên lợi thế và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Từ đó doanh nghiệp có thể tạo ra được nguồn lợi nhuận lớn và giữ được vị thế của mình trên thị trường.

4.  Ưu và nhược điểm của cạnh tranh trong kinh doanh

Cạnh tranh trong kinh doanh được xem là một trong những yếu tố để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Đồng thời, cạnh tranh trong kinh doanh cũng sẽ mang lại một số ưu và nhược điểm khác nhau:

4.1  Ưu điểm

Một số ưu điểm tiêu biểu mà cạnh tranh mang lại cho thị trường đó là:

  •   Là yếu tố quan trọng, động lực góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển
  •   Là một trong những yếu tố giúp điều tiết hệ thống thị trường, giúp những mối quan hệ trong thị trường lành mạnh hơn
Ưu và nhược điểm của cạnh tranh trong kinh doanh
Ưu và nhược điểm của cạnh tranh trong kinh doanh
  • Nhờ có cạnh tranh mà thúc đẩy các nhà kinh doanh liên tục nghiên cứu và phát triển phương án sản xuất kinh doanh, liên tục đổi mới. 
  • Thúc đẩy nhà sản xuất nghiên cứu và phát triển ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn
  • Cung cấp thông tin giúp người tiêu dùng so sánh và tìm ra sản phẩm tốt hơn cho mình

4.2  Nhược điểm

Tuy cạnh tranh trên thị trường đem lại rất nhiều ưu điểm nhưng để cạnh tranh lành mạnh không hề dễ dàng. Hiện nay, rất nhiều các đơn vị không hiểu rõ cụm từ cạnh tranh khiến hoạt động này trở nên tiêu cực:

  • Trên phương diện sở hữu của cải, yếu tố cạnh tranh này có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, độc quyền và phân hóa rõ giàu nghèo.
  • Do chưa có nhận thức đúng về ý nghĩa của cạnh tranh trong kinh doanh, nhiều người thực hiện các thủ đoạn xấu để trục lợi cho mình.

5.  5 yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh

Các yếu tố dưới đây sẽ quyết định đến mức độ cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận của ngành. Yếu tố mạnh nhất sẽ quyết định đến việc hoạch định các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

  •         Sự gia nhập ngành của đối thủ tiềm năng: là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, họ đem theo sức sáng tạo và nguồn lực mới cạnh tranh trực tiếp với khát vọng giành thị phần lớn trên thị trường.
  • Áp lực từ sản phẩm/ dịch vụ thay thế: Các doanh nghiệp khác trên thị trường có thể đưa ra các sản phẩm khác cùng chức năng như sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh, hay những sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của doanh nghiệp
  • Sức mạnh của khách hàng: khách hàng ép giá bán hoặc mặc cả đòi tăng chất lượng hoặc gia tăng dịch vụ buộc các doanh nghiệp trên thị trường phải cạnh tranh với nhau.
  • Sức ép từ nhà cung cấp: khi các nhà cung cấp yêu cầu đòi tăng giá nguyên vật liệu đầu vào hoặc giảm chất lượng các nguyên vật  liệu.
  • Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện hữu: các mặt trận cạnh tranh đang hiện hữu là nhiều hay ít, như giá, quảng cáo, marketing…

6.  Ý nghĩa của chiến lược cạnh tranh là gì?

Để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh “khốc liệt” như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tạo ra cho mình được những lợi thế cạnh tranh riêng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Các lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp được thể hiện dưới 2 dạng cơ bản đó là khác biệt hoá và giá cả cạnh tranh.

Chính nhờ sự kết hợp của 2 hình thức lợi thế cạnh tranh này đã hình thành nên các chiến lược cạnh tranh kinh điển trên thị trường.

7.  Ví dụ về chiến lược cạnh tranh của Vinamilk

Vinamilk  đã triển khai chiến lược cạnh tranh thông qua việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tích cực nghiên cứu và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng lợi ích tối đa. Từ kết quả của các chiến lược này đã giúp Vinamilk lọt vào danh sách các doanh nghiệp sữa tốt nhất tại thị trường Việt Nam.

8.  Phân loại 4 chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

8.1  Chiến lược đi đầu về chi phí

Một trong 4 chiến lược cạnh tranh đầu tiên mà các doanh nghiệp nên áp dụng là chiến lược đi đầu về chi phí. Đối với chiến lược này, mục tiêu then chốt của doanh nghiệp là trở thành một nhà sản xuất, nhà cung ứng sản phẩm với giá thành thấp nhất trên thị trường.

Muốn đạt được mục tiêu này thì doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất với quy mô lớn vì hiệu quả của chiến lược sẽ tập trung vào mức độ quy mô của doanh nghiệp. Đối với các công ty, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa cần cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn chiến lược đi đầu về chi phí này.

Chiến lược đi đầu về chi phí
Chiến lược đi đầu về chi phí

Để thực hiện thành công chiến lược này doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố đó là: sản xuất quy mô lớn, nguồn nguyên liệu giá thấp, quy trình quản lý chất lượng, quy trình phân phối đảm bảo hiệu quả, …

8.2  Chiến lược tạo sự khác biệt

Chiến lược tạo sự khác biệt là cách để các doanh nghiệp duy trì và phát triển được những tính năng khác biệt, sự độc đáo của sản phẩm/ dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.

Đối với một chiến lược thành công, sản phẩm của công ty có thể tạo nên sự đột phá, khác biệt cũng như tạo dấu ấn đặc biệt hơn với khách hàng so với các sản phẩm tương tự của đối thủ. Điểm khác biệt đó có thể là sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, giá cả, tính năng đa dạng, chi phí hợp lý, …

Thêm vào đó, chiến lược tạo sự khác biệt còn giúp doanh nghiệp tạo được xu hướng và dẫn đầu trên thị trường. Bạn có thể nhận thấy một minh chứng rõ ràng đó là khi nhìn vào hãng điện thoại Apple với đặc trưng nổi bật trong sản phẩm được cả thế giới đón nhận mặc dù chi phí rất cao.

8.3  Chiến lược tập trung chi phí

Chiến lược tập trung chi phí có nhiều nét tương đồng so với chiến lược dẫn đầu về chi phí. Tuy nhiên, chiến lược này công ty/ doanh nghiệp tập trung vào cách thức triển khai.

Đối với loại chiến lược này doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào phát triển một phân khúc thị trường cụ thể, và áp dụng giá thành thấp nhất và cung cấp ra thị trường sản phẩm/ dịch vụ với mức chi phí hấp dẫn.

Mục tiêu của chiến lược tập trung chi phí đó là giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhận diện thương hiệuthỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng với mức giá rẻ.

8.4  Chiến lược phân biệt

Chiến lược tập trung phân biệt đó là loại chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng trong xây dựng kế hoạch của mình. Mục tiêu của chiến lược này đó là giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt nhắm vào một phân khúc thị trường nhất định.

Mục tiêu trọng tâm của chiến lược này là đem lại cho doanh nghiệp được lợi thế cạnh tranh, tìm ra được ưu điểm đặc biệt nổi bật và vượt trội và vượt qua đối thủ hoạt động cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, thời gian duy trì lợi thế này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác trên thị trường như: thách thức kinh doanh, năng lực đối thủ, sự thay đổi, …

9.  Phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh có phạm vi rộng hơn rất nhiều so với chiến lược cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh chứa tất cả các hành động và cách tiếp cận nhằm cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra cách quản lý giải quyết những vấn đề chiến lược khác nhau.

Cách phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh là gì
Cách phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh là gì

Trong quá trình kinh doanh các công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề chiến lược. Nhà quản lý cần phải giải quyết tất cả những vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm giúp công ty tồn tại và phát triển trên thị trường.

Ngoài ra chiến lược cạnh tranh còn liên quan đến kế hoạch hành động của ban quản lý nhằm cạnh tranh hiệu quả và mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng.

10.  Phương án cạnh tranh thông minh dành cho các doanh nghiệp

Để doanh nghiệp thành công có rất nhiều các phương án khác nhau. Dưới đây là 2 phương án cạnh tranh thông minh mà bạn có thể tham khảo:

10.1  Không sao chép

Không sao chép chính là phương án cạnh tranh cực kỳ thông minh mà doanh nghiệp cần thực hiện. Khi doanh nghiệp tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và vượt trội về sản phẩm/ dịch vụ thì chắc chắn sẽ vượt qua đối thủ cạnh tranh dễ dàng. Đây chính là giải pháp giúp doanh nghiệp mang lại doanh số bán hàng lớn.

Phương án này còn giúp cho khách hàng dễ dàng phân biệt được sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ. Điều này góp phần tạo nên đặc điểm riêng của doanh nghiệp và tạo dấu ấn trong lòng khách hàng.

10.2  Không chơi xấu

Phương án này nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển vững mạnh cho doanh nghiệp.

Việc chơi xấu đối thủ có thể mang đến nhiều hệ lụy xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp. 

Bên trên, Digital Marketing Agency DMA  vừa chia sẻ đến bạn kiến thức về chiến lược cạnh tranh là gì, ý nghĩa, vai trò, ưu nhược điểm, các yếu tố ảnh hưởng và các chiến lược cạnh tranh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể biết thêm một số cách phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. Nếu vẫn có bất kỳ thông tin thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ