Google Display Network là gì? Tất cả thông tin cần biết về GDN

Google Display Network là gì?

Bạn đang cần tìm hiểu về quảng cáo Google Display Network là gì? GDN, viết tắt của Google Display Network, là một dạng quảng cáo của Google cho phép bạn hiển thị quảng cáo của mình trên nhiều trang web khác nhau trên internet. Cùng tìm hiểu về công cụ này và cách để sử dụng nó hiệu quả nhé!

Google Display Network là gì?

Google Display Network (GDN) là một dạng mạng quảng cáo trực tuyến của Google, cho phép nhà quảng cáo quảng cáo hiển thị quảng cáo của mình trên nhiều website khác nhau nằm trong mạng lưới của Google.

GDN bao gồm hơn 2 triệu website và ứng dụng cho phép những nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ đến những đối tượng toàn cầu.

GDN là một công cụ quảng cáo mạnh mẽ để tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng bằng những quảng cáo có liên quan. Google GDN có thể được sử dụng với mục tiệu nâng cao nhận thức về thương hiệu, hướng lưu lượng truy cập đến những trang web, từ đó tạo ra khách hàng tiềm năng và bán hàng.

Google Display Network là gì?
Google Display Network là gì?

Cách vận hành của Google Display Network

Khi người dùng truy cập vào một website hoặc ứng dụng thuộc GDN, máy chủ quảng cáo của Google sẽ gửi một quảng cáo đến trình duyệt của người dùng đang sử dụng. Máy chủ quảng cáo sẽ chọn một mẫu quảng cáo dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm sở thích, đặc điểm dân số và lịch sử duyệt web của người dùng.

Google cũng cung cấp nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu cho quảng cáo GDN, giúp bạn tiếp cận khán giả mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo theo:

  • Từ khóa: Quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên các trang web chứa những từ khóa cụ thể, như “giày” hoặc “bảo hiểm ô tô”.
  • Chủ đề: Quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên những trang web liên quan đến các chủ đề cụ thể, như “thể thao” hoặc “thời trang”.
  • Dân số: Quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trước người dùng thuộc một độ tuổi, giới tính hoặc địa điểm cụ thể.
  • Sở thích: Quảng cáo của bạn có thể xuất hiện với người dùng đã thể hiện sự quan tâm đến những sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Quảng cáo hiển thị dựa theo đặc điểm người dùng
Quảng cáo hiển thị dựa theo đặc điểm người dùng

Bạn cũng có thể sử dụng sự kết hợp của những tùy chọn nhắm mục tiêu để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình một cách cụ thể và chính xác hơn. Ví dụ, bạn có thể nhắm quảng cáo đến người dùng quan tâm đến “giày” và sống tại Việt Nam.

Lợi ích và hạn chế khi sử dụng quảng cáo GDN

Lợi ích của quảng cáo GDN

Mạng lưới hiển thị Google (Google Display Network – GDN) mang lại khá nhiều lợi ích quan trọng cho các doanh nghiệp và nhà quảng cáo.

  • Tiếp cận nhiều người xem: GDN tiếp cận hơn 90% người dùng internet trên toàn thế giới. Đưa quảng cáo đến tệp người dùng rộng lớn, tăng khả năng nhìn thấy thương hiệu.
  • Nhắm mục tiêu hiệu quả: GDN cũng cung cấp nhiều tùy chọn như từ khóa, chủ đề, đặc điểm dân số và vị trí địa lý. Từ đó giúp quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Tối ưu hoá quảng cáo: GDN cung cấp cho nhà quảng cáo công cụ phân tích và báo cáo chi tiết để theo dõi hiệu quả chiến dịch. Theo dõi số lượt hiển thị, tương tác người dùng và các chỉ số khác để chiến dịch tối ưu hơn.
  • Tạo quảng cáo hấp dẫn: GDN hỗ trợ nhiều định dạng quảng cáo như văn bản, hình ảnh, video và tương tác.
  • Tăng lưu lượng truy cập trang web.
  • Tăng nhận thức thương hiệu.
  • Tăng doanh số bán hàng.
GDN giúp nhà quảng cáo nhắm mục tiêu hiệu quả
GDN giúp nhà quảng cáo nhắm mục tiêu hiệu quả

Hạn chế của Google Display Network

Tuy nhiên, việc sử dụng GDN cũng có một số hạn chế sau:

  • Tỷ lệ nhấp chuột thấp (CTR): GDN thường có CTR thấp hơn so với quảng cáo tìm kiếm do người dùng không chủ động tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà đang bị động nhìn thấy quảng cáo.
  • Có thể bị chặn: Một số người dùng sẽ sử dụng công cụ chặn quảng cáo, làm giảm khả năng quảng cáo hiển thị cho đối tượng lớn hơn.
  • Khó kiểm soát: GDN có hàng triệu website và ứng dụng, làm cho việc kiểm soát quảng cáo khó khăn. Người dùng có thể nhìn thấy cùng một quảng cáo nhiều lần nên có thể sẽ gây nhàm chán.

Mặc dù có nhược điểm, GDN vẫn mang đến giá trị cho các doanh nghiệp trong mọi quy mô. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các ưu và nhược điểm và phát triển chiến lược tiếp thị phù hợp.

GDN giúp tăng nhận thức về thương hiệu
GDN giúp tăng nhận thức về thương hiệu

Các định dạng quảng cáo trên Google ads GDN

Các định dạng quảng cáo trên Google Display Network (GDN) được thiết kế để phù hợp với nhiều loại website và nhu cầu quảng cáo khác nhau. Những định dạng hiển thị quảng cáo trên Google Display Network bao gồm:

  • Quảng cáo hình ảnh: Đây là loại quảng cáo được sử dụng nhiều nhất trên Google Display Network (GDN). Chúng có nhiều kích thước khác nhau như leaderboard (728×90), rectangle (300×250), skyscraper (120×600) nhưng phổ biến nhất là 300×250 pixel.
  • Quảng cáo văn bản: Dạng 1uảng cáo này tương tự như quảng cáo văn bản bạn thấy trên trang kết quả tìm kiếm Google. Thông thường, chúng có kích thước 250×250 pixel và được dùng để quảng bá website, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Quảng cáo video: Quảng cáo video đang ngày càng trở nên phổ biến trên GDN. Chúng có thể được sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách hấp dẫn hơn và thu hút hơn về mặt hình ảnh.
  • Quảng cáo đa phương tiện: Là dạng quảng cáo kết hợp giữa hình ảnh, văn bản và âm thanh, tạo ra trải nghiệm tương tác đa phương tiện cho người dùng.
  • Quảng cáo chuyển động: Là dạng quảng cáo được tạo ra bằng công nghệ GIF hoặc HTML5, cho phép tạo ra các quảng cáo chuyển động thu hút và hấp dẫn.
  • Quảng cáo mua sắm: Quảng cáo này được sử dụng để quảng bá các sản phẩm mà bạn muốn bán hàng trực tuyến. Chúng hiển thị hình ảnh sản phẩm, giá cả và những thông tin khác về sản phẩm.
  • Quảng cáo trên ứng dụng di động: Là quảng cáo hiển thị trên ứng dụng di động, bao gồm các định dạng quảng cáo banner, quảng cáo động, quảng cáo video và quảng cáo đa phương tiện.
  • Quảng cáo Gmail: Quảng cáo này được hiển thị trong hộp thư Gmail. Chúng có thể được sử dụng để quảng bá website, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến người dùng Gmail.
Có nhiều định dạng quảng cáo GDN khác nhau
Có nhiều định dạng quảng cáo GDN khác nhau

Cách khởi tạo quảng cáo Google Display Network

Khi đã hiểu rõ quảng cáo Google Display Network là gì thì cùng tìm hiểu cách khởi tạo Google GDN nhé.

Bước 0: Chuẩn bị tài nguyên

Trước khi chạy Google ads GDN, bạn hãy chuẩn bị những tài nguyên sau:

  • Trang đích của sản phẩm hoặc của dịch vụ bạn muốn chạy quảng cáo.
  • Hình ảnh/video và thông điệp của sản phẩm/ dịch vụ.
  • Đối tượng khách hàng muốn nhắm tới.
  • Video (tùy chọn).

Bước 1: Tạo mới chiến dịch quảng cáo

Đầu tiên, bạn cần tạo ra một chiến dịch quảng cáo trên Google Ads. Truy cập vào tài khoản Google Ads của bạn và nhấp chọn vào “Create” sau đó chọn tiếp “New campaign” (Mục tiêu chiến dịch).

Đầu tiên bạn chọn tạo chiến dịch mới
Đầu tiên bạn chọn tạo chiến dịch mới

Tiếp theo, bạn chọn mục tiêu cho chiến dịch và loại chiến dịch cùng các tùy chọn liên quan. Sau đó bạn nhập địa chỉ website mà bạn muốn điều hướng người dùng đến khi click vào quảng cáo và đặt tên chiến dịch.

Chọn mục tiêu và loại chiến dịch
Chọn mục tiêu và loại chiến dịch

Trong phần “Campaign settings” (Cài đặt chiến dịch), bạn có thể chọn tiếp những tùy chọn về địa điểm, ngôn ngữ, thiết bị và nhiều mục khác theo nhu cầu của bạn. Sau khi đã thiết lập xong, bạn hãy nhấn “Next” để sang bước tiếp theo.

Thiết lập campaign settings và chuyển sang bước tiếp theo
Thiết lập campaign settings và chuyển sang bước tiếp theo

Bước 2: Đặt ngân sách và đấu giá

Ở bước này, cần đặt ngân sách bạn muốn dùng cho chiến dịch và định giá cho quảng cáo trên GDN. Bạn có thể đặt ngân sách hàng ngày hoặc ngân sách trọn đời cho chiến dịch của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần phải thiết lập cách bạn muốn đấu giá quảng cáo của mình, bằng cách đặt giá thầu cho mỗi lần hiển thị (CPM) hoặc cho mỗi lần nhấp chuột (CPC).

Đặt giá thầu cho quảng cáo
Đặt giá thầu cho quảng cáo

Bước 3: Chọn người xem mục tiêu

Trong bước này, bạn có thể chọn mục tiêu cho quảng cáo hiển thị. Có 5 mục tiêu mà bạn có thể chỉnh sửa bao gồm: Phân khúc người xem (Audience Segments), nhân khẩu học (Demographics), từ khóa (Keywords), chủ đề (Topics) và vị trí hiển thị quảng cáo (Placements).

Thiết lập cài đặt người xem
Thiết lập cài đặt người xem

Khi chọn những tùy chọn nhắm mục tiêu, quan trọng là cân nhắc mục tiêu tiếp thị và đối tượng khách hàng của bạn. Sau khi bạn đã thêm nhắm mục tiêu, quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị cho các đối tượng phù hợp với tiêu chí của bạn. Nếu đã thiết lập xong, bạn nhấn chọn “Save” những cài đặt lại và sang bước tiếp theo.

Hoàn tất cài đặt
Hoàn tất cài đặt

Bước 4: Thiết lập quảng cáo

Ở bước này, bạn sẽ cài đặt quảng cáo chi tiết với các thao tác chọn hình ảnh, chọn video, chọn logo và các nội dung hiển thị trên quảng cáo (headlines). Tại bước đăng hình ảnh, bạn sẽ nhìn thấy Google Ads có đề xuất một số kích thước ảnh thích hợp nhất để hiển thị. Bạn có thể trực tiếp chỉnh sửa hình ảnh ngay tại bước này.

Bạn có thê chỉnh sửa kích cỡ ảnh
Bạn có thê chỉnh sửa kích cỡ ảnh

Sau khi cài đặt quảng cáo hoàn tất, bạn chọn “Next” để sang bước cuối cùng.

Bước 5: Review lại quảng cáo

Tại bước này, bạn sẽ check lại tất cả những thứ bạn đã thiết lập cho quảng cáo của mình. Nếu đã hoàn thiện và không có gì cần phải chỉnh sửa, bạn chọn “Publish Campaign” là xong.

Sau khi review xong các thiết lập ads bạn chọn “Publish campaign”
Sau khi review xong các thiết lập ads bạn chọn “Publish campaign”

Mẹo nhắm mục tiêu hiệu quả trên Google Display Network

Để nhắm mục tiêu hiệu quả trên GDN và nâng cao hiệu suất quảng cáo của mình, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

Nghiên cứu đối tượng mục tiêu

Tìm hiểu thật kỹ về đối tượng mục tiêu của bạn, bao gồm những đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hành vi trực tuyến và ngữ cảnh quảng cáo. Điều quan tâm của họ là gì? Nhu cầu của họ là gì? Vấn đề họ gặp phải là gì? Khi bạn hiểu rõ được đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu phát triển những chiến lược nhắm mục tiêu để tiếp cận họ.

Hãy nghiên cứu về đối tượng mục tiêu
Hãy nghiên cứu về đối tượng mục tiêu

Sử dụng tùy chọn nhắm mục tiêu kết hợp

Đừng chỉ dựa vào một phương pháp nhắm mục tiêu duy nhất để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Kết hợp nhiều phương pháp nhắm mục tiêu như từ khóa, chủ đề, vị trí và nhóm đối tượng để tạo ra chiến dịch nhắm mục tiêu chính xác hơn. Một số phương pháp nhắm mục tiêu phổ biến bao gồm:

  • Theo từ khóa: Nhắm quảng cáo của bạn đến những từ khóa cụ thể mà người dùng đang tìm kiếm. Đây là một cách tốt để tiếp cận đối tượng đã quan tâm đến những gì bạn đang cung cấp.
  • Theo chủ đề: Nhắm quảng cáo của bạn đến những chủ đề hoặc danh mục quan tâm cụ thể. Đây là một cách tốt để tiếp cận đối tượng có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, ngay cả khi họ không hề chủ động tìm kiếm.
  • Theo nhân khẩu học: Nhắm quảng cáo của bạn đến các đặc điểm dân số cụ thể như tuổi, giới tính, sở thích và thậm chí cả mức thu nhập. Đây là một cách tốt để tiếp cận những người có khả năng cao quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Theo vị trí hiển thị: Nhắm quảng cáo của bạn đến các website hoặc ứng dụng cụ thể. Đây là một cách tốt để tiếp cận đối tượng đã quen thuộc với thương hiệu của bạn hoặc có khả năng quan tâm đến nội dung mà bạn cung cấp.

Sử dụng remarketing

Đừng quên tận dụng remarketing để nhắm mục tiêu những người đã truy cập vào trang web của bạn trước đó. Điều này giúp tăng khả năng chuyển đổi và khiến họ nhớ về thương hiệu của bạn một cách sâu sắc hơn.

Đừng quên sử dụng Remarketing cho quảng cáo GDN
Đừng quên sử dụng Remarketing cho quảng cáo GDN

Sử dụng từ khóa phủ định

Từ khóa phủ định (negative keywords) là các từ hoặc cụm từ mà bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện. Ví dụ, nếu bạn bán giày, bạn có thể thêm từ khóa phủ định “miễn phí” vào chiến dịch của mình. Điều này sẽ ngăn quảng cáo của bạn xuất hiện khi người dùng tìm kiếm “giày miễn phí”.

Kiểm tra và tối ưu hóa

Hãy theo dõi hiệu suất quảng cáo của bạn và tiến hành những thay đổi cần thiết để cải thiện kết quả. Kiểm tra và thử nghiệm những tùy chọn nhắm mục tiêu khác nhau sẽ giúp bạn tìm ra chiến lược targeting tốt nhất cho doanh nghiệp.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về Google Display Network là gì và những kiến thức liên quan. Hy vọng DMA đã giúp bạn hiểu hơn về Google Display Network và có cho mình một vài thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi chuyên mục marketing của DMA để được cập nhật kiến thức mỗi ngày nhé!

 

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ