Nhiều năm gần đây, QA trở thành một vị trí dường như đã khá là quen thuộc trong bộ máy hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn về công việc QA là gì nói chung và trong ngành IT nói riêng, cũng như những tố chất cần để có để trở thành một nhân viên QA thật thành công. hãy theo dõi ngay đây nhé!
Hãy xem ngay thông tin chi tiết về dịch vụ thiết kế website uy tín
QA là gì?
QA là gì? QA (còn có tên khác Quality Assurance), nó là một thuật ngữ thường xuất hiện trong mọi công ty với nhiệm vụ đó là giám sát, xác định các sản phẩm của công ty có đạt được yêu cầu về các tiêu chuẩn đã được đề ra hay không.
Nhân viên QA có nhiệm vụ quản lý chất lượng, giám sát đồng thời đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ xuyên suốt trong quá trình vận hành bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất và chăm sóc khách hàng,…
Có thể nói, nó chính là một vị trí được đánh giá rất cao mà phần lớn các doanh nghiệp đều cần phải có nếu muốn có thể duy trì quy trình vận hành, chất lượng của sản phẩm một cách hiệu quả.
Nhiệm vụ chính của QA là gì?
Để có thể đảm bảo những sản phẩm và dịch vụ đạt được chất lượng cao nhất trước khi được đến tay người tiêu dùng, một QA chuyên nghiệp cần phải thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và thiết lập các hệ thống chất lượng cao, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng như: Tiêu chuẩn ASME, hệ thống ISO 9001,… phù hợp cho hầu hết các loại sản phẩm, dịch vụ của mọi doanh nghiệp.
- Chuẩn bị và triển khai nhiều chính sách, thủ tục để đảm bảo chất lượng tốt cho khách hàng.
- Kiểm tra và cho ra đánh giá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ theo định kỳ quy định.
- Tham gia vào việc cải tiến sản xuất, đồng thời cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới nhất, nâng cấp hệ thống trong khía cạnh kiểm tra của doanh nghiệp.
- Đồng thời phối hợp với bộ phận QC để có thể giám sát các công đoạn trong kiểm định chất lượng.
- Tìm hiểu sau đó đưa ra đánh giá các nhà thầu trong thực hiện dự án của công ty.
- Quản lý chặt chẽ hồ sơ, các chứng nhận có chất lượng theo quy trình và tạo báo cáo kiểm toán chính xác nhất.
- Tham gia vào việc đề xuất các phương án để cải tiến, nâng cao bộ máy kiểm định chất lượng cao hơn trước.
- Xây dựng nên hồ sơ để có thể hỗ trợ huấn luyện, đào tạo ra các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn trong kiểm định chất lượng theo đúng quy định.
Những kỹ năng cần thiết của một QA thật thụ đó là gì?
Để có thể trở thành một nhân viên QA, điều đó đòi hỏi bạn rất nhiều kỹ năng và dưới đây là một số kỹ năng cơ bản mà một người làm QA nên có:
Giao tiếp
Ở vị trí là một QA, có trong mình kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có thể giúp họ truyền đạt được kết quả, trình bày thông báo những lỗi phát hiện trong quá trình kiểm tra đồng thời đánh giá chất lượng so với các phòng ban khác, giao tiếp thân thiện với khách hàng,… một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ như khi QA tìm ra một lỗi và báo cáo cho bộ phận Developer. Nếu như Developer không đồng ý rằng đây là một lỗi mà QA lại không có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể thuyết phục họ thì sẽ dễ gây nên tranh luận, tranh cãi và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến hiệu suất và kết quả teamwork.
Phân tích số liệu
QA chính là những người thường làm việc với nhiều vấn đề kỹ thuật nên việc có thể phân tích số liệu là một kỹ năng thật sự vô cùng cần thiết cho họ. Bằng cách thông qua những con số, họ sẽ nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết, những lỗi từ lớn đén nhỏ trong quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng.
Tư duy logic và có hệ thống
Như đã nói ở trên, công việc của QA sẽ thiên về hướng kỹ thuật nhiều hơn nên có thể tư duy logic và có hệ thống rất chặt chẽ điều đó giúp họ có thể nắm bắt được vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác nhất có thể, đồng thời đưa ra những hướng giải quyết sao cho phù hợp, tối ưu nhất.
Xử lý vấn đề
Trong quá trình vận hành cũng như sản xuất sản phẩm, dịch vụ sẽ khó có thể tránh khỏi những khó khăn, các vấn đề bất ngờ, đột ngột xảy ra. Vậy cho nên, những lúc như thế này, QA cần phải đưa ra các giải pháp và lựa chọn phương án nó được đánh giá là phù hợp nhất.
Tính tỉ mỉ, lòng kiên nhẫn
Tính tỉ mỉ và lòng kiên nhẫn chính là những điều mà bất kỳ một người làm QA giỏi nào cũng đều phải nắm bắt được. Để có thể hoàn thành công việc kiểm nghiệm, đánh giá nên chất lượng sản phẩm, QA cần phải có sự quan sát sát xao, tổng thể để nhận ra các vấn đề và tính tỉ mỉ trong từng chi tiết dù nhỏ nhất.
Bên cạnh đó, thì người làm QA cũng phải có sự kiên nhẫn để có thể tỉ mỉ quan sát những chi tiết dù là nhỏ nhất. Với điều đó, họ sẽ có thể phát hiện ra các vấn đề, lỗi dù nhỏ nhưng lại ảnh hưởng vô cùng lớn đến cả một chuỗi vận hành.
Quản lý thời gian
Công việc của một người làm QA sẽ diễn ra một cách thường xuyên và xuyên suốt trong nhiều khâu và cả trong quá trình sản xuất. Tuy vậy, thời gian để có thể thực hiện ở mỗi khâu sẽ có sự khác chênh lệch, có khâu thì chỉ mất tầm vài phút nhưng cũng có những khâu sẽ mất tới vài ngày dài.
Vậy cho nên, QA nên sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để có thể thực hiện kiểm tra tất cả công đoạn mà không phải bỏ sót bất kỳ vấn đề nào.
Nếu không, họ sẽ không có thời gian dễ dẫn đến việc kiểm tra không được cẩn thận, có chất lượng. Điều này sẽ khiến cho họ tự tạo ra áp lực, gây căng thẳng cho chính mình.
Các kiến thức mà một QA ngành IT nên có
Để có thể trở thành một nhân viên ngành IT chất lượng ngoài các kỹ năng đã kể trên, thì bạn cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức thuộc chuyên ngành sau:
Kiến thức nền tảng về IT
QA cần có kiến thức về ngành IT, hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình để có thể nắm bắt hiểu rõ được phần mềm một cách toàn diện. Vị trí này yêu cầu bạn phải được đào tạo, có được các kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin cũng như việc bạn có thể sử dụng thành thạo các công cụ chuyên dụng cụ thể như Automation Test Tools.
Kiến thức về domain đặc thù
QA hoàn toàn có thể thực hiện các dự án ở nhiều ngành nghề khác nhau đại loại như: chăm sóc sức khỏe, tài chính, ngân hàng,… cho khách hàng. Vậy nên,khi bạn sở hữu những kiến thức đặc thù này nó sẽ giúp ích những người làm trong mảng QA có thể đảm bảo được chất lượng.
Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà khách hàng có thể đưa ra lựa chọn QA phù hợp cho bản thân. Chẳng hạn như trong các dự án về ngân hàng thì khách hàng sẽ được phép bỏ qua tiêu chí QA có nền tảng trong khía cạnh chăm sóc sức khỏe. Những lúc như thế, thì QA có nền tảng về domain ngân hàng sẽ có rất nhiều lợi thế hơn.
Kiến thức chuyên ngành QA và các hệ thống phần mềm
Kiến thức về chuyên ngành cùng với việc bạn hiểu rõ về các hệ thống phần mềm sẽ giúp cho những người làm QA có thể thực hiện các khâu làm việc một cách thuận lợi và nhanh nhất.
Khi thực hiện kiểm nghiệm, đánh giá về một sản phẩm và dịch vụ nào đó, QA luôn bắt buộc bạn phải hiểu rõ phần mềm cũng như phải nắm rõ những thông tin cần biết trong khía cạnh này.
Bên cạnh đó, khi bạn áp dụng những kiến thức thuộc về chuyên ngành vào công việc này, QA sẽ tối ưu được nhiệm vụ để đảm bảo chất lượng đồng thời có thể thêm nhiều kinh nghiệm, mở rộng rất nhiều cơ hội phát triển của bản thân.
Những câu hỏi thường gặp về QA?
QA làm việc như thế nào với nhóm phát triển?
QA sẽ hợp tác với nhóm phát triển để có thể hiểu rõ hơn yêu cầu và thiết kế, đồng thời để tạo bộ kiểm thử sao cho phù hợp và thực hiện việc kiểm thử để nhằm đảm bảo rằng sản phẩm sẽ đáp ứng yêu cầu và chất lượng tốt nhất.
QA, QC và Tester khác nhau như thế nào?
QA đã định ra nhiều quy định và nguyên tắc để có thể đảm bảo thành công cho dự án, trong lúc QC thực hiện thì các quy định và nguyên tắc này sẽ đảm được bảo rằng sản phẩm cuối cùng có thể tuân theo những quy định và nguyên tắc mà QA đã ra từ trước. Tester sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm thử, phát hiện ra các trường hợp còn thiếu sót hoặc gặp lỗi so với yêu cầu, mục tiêu ban đầu.
QA cần có những kỹ năng gì?
QA cần phải có kỹ năng kiểm thử, có kiến thức về quy trình trong phát triển phần mềm, khả năng phân tích đồng thời giải quyết các vấn đề, kỹ năng giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm.
Qua bài viết này, DMA đã cung cấp cho bạn các thông tin về nghề QA là nghề gì nói chung, cũng như cung cấp những kiến thức cần thiết cho một nhân viên QA trong ngành IT nói riêng. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn có thể đã phần nào nắm được hầu hết những thông tin cần thiết về ngành này. DMA chúc cho bạn sẽ trở thành một QA thật giỏi và thành công trong tương lai nhé.