Sản phẩm dịch vụ là gì? Đặc điểm, vai trò và cách phân loại

Sản phẩm dịch vụ là gì? Đặc điểm và phân loại

Bạn đang thắc mắc sản phẩm dịch vụ là gì phải không nào? Trên thị trường ngày nay tồn tại hai loại sản phẩm là sản phẩm hữu hình và sản phẩm dịch vụ. Đặc biệt, khi đời sống đời sống ngày càng phát triển, mức sống ngày càng cao nên doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức cung cấp dịch vụ cũng rất phát triển.

Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sản phẩm dịch vụ là gì, đặc điểm, vai trò cũng như những cách phân loại dịch vụ trên thực tế.

Định nghĩa sản phẩm dịch vụ là gì?

Philip Kotler là một trong những nhà tiếp thị hàng đầu của thế giới, đã đưa ra định nghĩa cho dịch vụ như sau: “Dịch vụ là một hình thức của sản phẩm, được cung cấp cho khách hàng nhưng không phải là một sản phẩm vật chất. Dịch vụ có thể được xác định là một hành động, hoạt động, hoặc sự cung cấp của một tổ chức hoặc cá nhân cho một người khác hoặc một tổ chức. Dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng thông qua các hoạt động vật lý hoặc trừu tượng và không tạo ra một sản phẩm cụ thể.”

Sản phẩm dịch vụ hay dịch vụ là một hoạt động hay một quá trình được cung cấp bởi một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó cho người khác hoặc cho tổ chức khác. Dịch vụ thường không tạo ra sản phẩm hữu hình mà thay vào đó là việc cung cấp một giá trị hoặc lợi ích nào đó vô hình cho người sử dụng dịch vụ.

Sản phẩm dịch vụ là gì?
Sản phẩm dịch vụ là gì?

Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ là gì?

Dịch vụ tạo ra giá trị bằng cách đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Sản phẩm dịch vụ có các đặc điểm riêng biệt bao gồm:

Tính vô hình

Dịch vụ không mang tính vật chất như sản phẩm hàng hóa. Chúng chỉ là những hoạt động hoặc giải pháp được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn nào đó của khách hàng. Khác với các sản phẩm hàng thông tường, người tiêu dùng không thể nhìn thấy hay tác động vật lý lên sản phẩm dịch vụ được.

Không thể kiểm tra trước

Đối với hàng hóa vật chất, chúng ta có thể yêu cầu bên bán gửi sản phẩm mẫu hoặc hình ảnh để đánh giá sơ bộ về chất lượng trước khi mua. Tuy nhiên đối với sản phẩm là dịch vụ, khách hàng hoàn toàn không thể kiểm tra trước khi sử dụng mà chỉ có thể đánh giá dựa trên những gì người khác đã trải nghiệm.

Bạn không thể kiểm tra trước sản phẩm dịch vụ
Bạn không thể kiểm tra trước sản phẩm dịch vụ

Tính đồng thời

Khi bạn sử dụng một dịch vụ nào đó, cả người cung cấp dịch vụ lẫn bên sử dụng dịch vụ sẽ cùng tham gia vào quá trình thực hiện dịch vụ cùng một lúc. Hay có thể nói cách khác, quá trình sản xuất dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra cùng một lúc. Vì vậy, những người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ cũng tham gia vào việc hình thành và hoàn thành sản phẩm dịch vụ đó.

Ví dụ: Dạy gia sư môn Tiếng Hàn cho học sinh là một dịch vụ. Khi hành động dạy học được diễn ra, cả giáo viên và học sinh đều đang tham gia vào quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ. Giáo viên giảng bài, truyền đạt kiến thức và học sinh nghe giảng, thu nạp kiến thức. Nếu thiếu một trong hai thì dịch vụ không được cung ứng.

Tính chủ quan

Chất lượng của sản phẩm dịch vụ phụ thuộc vào người tạo ra chúng. Vì vậy, điều kiện hoàn cảnh, môi trường, trạng thái tâm – sinh lí khác nhau thì chất lượng dịch vụ cũng sẽ bị thay đổi. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ cũng phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của mỗi khách hàng. Vì vậy, khi khách hàng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ cũng phát sinh nhiều vấn đề khó khăn hơn so với sản phẩm vật chất.

Không thể lưu trữ

Nếu như hàng hóa vật chất có thể lưu trữ được dưới hình thức lưu kho, cất giữ thì sản phẩm dịch vụ lại không thể được lưu trữ, vì không có hình dạng cụ thể và không thể được đóng gói như sản phẩm vật chất. Bản chất của sản phẩm dịch vụ là phục vụ khách hàng khi họ có nhu cầu nên chúng cũng không thể sản xuất trước và lưu trữ để mang ra sử dụng trong tương lai.

Sản phẩm dịch vụ không lưu trữ được
Sản phẩm dịch vụ không lưu trữ được

Các cách phân loại sản phẩm dịch vụ là gì?

Các sản phẩm dịch vụ có thể được phân loại dựa theo nhiều yếu tố:

Phân loại theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động

Đây là cách phân loại dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất. Một số ví dụ của cách phân loại này chẳng hạn như:

  • Dịch vụ y tế
  • Dịch vụ tài chính
  • Dịch vụ ngân hàng
  • Dịch vụ vận chuyển
  • Dịch vụ kế toán

Ví dụ:

Dịch vụ ngân hàng là những hoạt động và quy trình mà những tổ chức tài chính, bao ngân hàng hoặc các công ty tài chính khác, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm giải quyết các nhu cầu về tài chính của họ. Các dịch vụ ngân hàng phổ biến hiện nay bao gồm mở tài khoản tiền gửi, cho vay tiền, mở thẻ tín dụng, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn và cung cấp những sản phẩm bảo hiểm.

Theo đối tượng sử dụng

Phân loại dịch vụ theo nhóm đối tượng sử dụng giúp xác định rõ ràng những nhu cầu, mong muốn và cá tính của từng nhóm khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược marketing phù hợp. Ví dụ, khi phân tích nhu cầu của nhóm khách hàng trẻ tuổi, các doanh nghiệp và tổ chức sẽ có thể tìm ra được những tính năng của dịch vụ mà khách hàng trẻ tuổi cần nhất, nhờ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược quảng cáo phù hợp để thu hút khách hàng tiềm năng.

Theo cách thức cung cấp

Dịch vụ có thể được phân loại dựa trên những cách thức mà dịch vụ đó cung cấp. Chẳng hạn như đối với dịch vụ tư vấn sẽ có hình thức tư vấn qua điện thoại và tư vấn trực tiếp. Hay đối với dịch vụ giáo dục thì sẽ có những khóa học theo lớp, kèm 1:1 hoặc dạy trực tiếp và dạy online.

sản phẩm dịch vụ được cung cấp theo nhiều hình thức
sản phẩm dịch vụ được cung cấp theo nhiều hình thức

Theo mối quan hệ với sản phẩm

Các dịch vụ theo mối quan hệ với sản phẩm là việc cung cấp những dịch vụ đi kèm với sản phẩm. Chẳng hạn như một cửa hàng bán xe ô tô có thể cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm như bảo hành, bảo trì, chăm sóc xe,… khi khách hàng mua sản phẩm.

Vai trò của dịch vụ

Dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Nó cung cấp cho khách hàng những giải pháp để giải quyết các vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tạo ra giá trị cho doanh nghiệp

Bên cạnh việc sản xuất những sản phẩm vật chất, doanh nghiệp cũng có thể cung cấp thêm những dịch vụ đi kèm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tối ưu trải nghiệm khách hàng ngày càng tốt hơn. Sản phẩm dịch vụ cũng giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường mới, tăng cường độ uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Tạo ra lợi nhuận

Dịch vụ có thể giúp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách cung cấp giá trị màng dịch vụ mang lại cho khách hàng và thu hút họ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp của bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh. Việc cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ cũng giúp cho doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn thu và dễ dàng thích nghi trong trường hợp một nguồn thu nào đó gặp phải vấn đề.

Cung cấp dịch vụ tạo ra thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp
Cung cấp dịch vụ tạo ra thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Dịch vụ cung cấp cho khách hàng giải pháp và trải nghiệm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Sản phẩm dịch vụ giúp tăng cường năng suất lao động, tối ưu thời gian và chi phí sản xuất, tạo ra các môi trường cạnh tranh khác nhau giữa những doanh nghiệp và giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng.

Chẳng hạn như trong các thành phố lớn phương tiện giao thông khá đông đúc, việc di chuyển đi lại cũng rất tốn thời gian và công sức nên hiện nay đã có dịch vụ giao nhận hàng hóa, giao nhận đồ ăn, đặt xe công nghệ,…

Tạo ra nhiều việc làm

Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ đã và đang tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động trên toàn thế giới. Hiện nay có rất nhiều công việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, ví dụ như nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ, kỹ thuật viên, nhân viên vận chuyển, quản lý dịch vụ,…

Khi xã hội ngày càng phát triển hơn, thì nhiều dịch vụ mới sẽ được ra đời. Vì vậy, tiềm năng của ngành dịch vụ hiện tại và tương lai là rất lớn và là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm trong xã hội.

Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Dịch vụ có đóng góp rất quan trọng đối với kinh tế bởi vì chúng tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội và góp phần nâng cao chất lượng đời sống của con người. Những dịch vụ như giáo dục, y tế, an ninh, bảo vệ môi trường, giao thông vận tải và nhiều lĩnh vực khác đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.

FAQ về sản phẩm dịch vụ

Dịch vụ là gì cho ví dụ?

Như đã đề cập, dịch vụ là việc cung cấp giải pháp như: sửa chữa nhà cửa, máy móc gia dụng; các dịch vụ công cộng như cung ứng điện, nước, vệ sinh đô thị; các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải; các dịch vụ mang tính nghề nghiệp chuyên môn cao như kiểm toán, tư vấn kiến trúc, bác sĩ, tư vấn …

Lời kết

Qua bài này hy vọng Digital Marketing Agency DMA đã cung cấp cho bạn những thông tin như sản phẩm dịch vụ là gì, đặc điểm, phân loại và vai trò của sản phẩm dịch vụ đối với nền kinh tế hay đối với doanh nghiệp của bạn. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn các kiến thức hữu ích và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ