URL là gì? Tổng hợp những thông tin quan trọng về URL bạn cần biết

URL là gì?

URL là một thuật ngữ rất quen thuộc trong môi trường internet hiện đại. Hầu hết chúng ta đều đã từng nghe đến URL, thậm chí đang sử dụng nó hàng ngày. Cùng DMA tìm hiểu URL là gì, cách nó hoạt động ra sao và vai trò quan trọng của nó trong việc truy cập thông tin trên internet.

URL là gì?

URL (Uniform Resource Locator) là một địa chỉ đặc biệt trên internet. Nó giúp chúng ta tìm và truy cập vào những website, hình ảnh, video và những tài nguyên khác trực tuyến. URL thường được bắt đầu bằng một giao thức như “http://” hoặc “https://”, sau đó là tên miền của website, và cuối cùng là đường dẫn đến một tài nguyên cụ thể.

Khi chúng ta nhấp vào một liên kết hoặc nhập URL vào trình duyệt, nó sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ và hiển thị nội dung của website hoặc tài nguyên mà chúng ta đang muốn xem. URL đóng vai trò rất quan trọng trong việc định vị và truy cập thông tin trên internet.

URL là gì?
URL là gì?

Lịch sử ra đời của URL

Lịch sử của URL ra đời từ những năm đầu phát triển của internet. Năm 1994, Tim Berners-Lee – người đã phát minh ra World Wide Web (WWW), đã giới thiệu khái niệm về URL để giúp xác định vị trí của các tài nguyên trên mạng. Ban đầu, URL có cấu tạo gồm 3 phần là giao thức (scheme hoặc protocol), tên miền (domain) và đường dẫn (path).

URL đã thay sau nhiều sự phát triển và mở rộng  của internet. Ngày nay, ba phần chính của URL còn được phân nhỏ thành nhiều phần khác như subdomain, subfolder, slug và parameters. Điều này cho phép người dùng truy cập và tương tác với những tài nguyên cụ thể trên internet một cách linh hoạt và tiện lợi.

URL ban đầu chỉ có 3 thành phần chính
URL ban đầu chỉ có 3 thành phần chính

URL đã trở thành một phần không thể thiếu cho việc duyệt website, chia sẻ liên kết và truy cập đến các tài nguyên trực tuyến hiện nay. Nhờ URL, chúng ta có thể truy cập đến hàng tỷ website, tìm kiếm thông tin, xem video, xem hình ảnh, mua sắm trực tuyến và thực hiện nhiều hoạt động khác nữa trên internet một cách dễ dàng.

Cấu trúc của URL là gì?

Một URL hiện nay sẽ được cấu tạo bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Để dễ hình dung, bạn có thể mường tượng URL nó như một địa chỉ nhà. Địa chỉ nhà thường sẽ có các thông tin như số nhà, tên đường, số phường, tên quận, thành phố, tỉnh. Cấu trúc của một URL cũng tương tự và thường sẽ bao gồm các thành phần sau:

Xem thêm:  Băng thông hosting là gì? Cách tối ưu bandwidth cho website

Giao thức (Protocol)

Phần đầu tiên của URL là giao thức kết nối hay còn gọi là protocol. Giao thức này cho trình duyệt của bạn biết cách kết nối với một website. Hai giao thức thường thấy là HTTP (giao thức truyền tải siêu văn bản) hoặc HTTPS (HTTP bảo mật). Các website có hiển thị biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ có nghĩa là chúng đang sử dụng giao thức HTTPS.

Sự khác biệt lớn giữa hai loại này là HTTPS đã được mã hóa và có thể bảo vệ tất cả dữ liệu được truyền đi giữa máy chủ và trình duyệt. Vì vậy, khi người dùng tương tác với website của bạn, thông tin nhạy cảm của họ (như thông tin đăng nhập và thông tin cá nhân) sẽ an toàn trước hacker.

Phần protocol của URL
Phần protocol của URL

Subdomain

Tên miền phụ là một chuỗi những chữ cái hoặc một từ hoàn chỉnh xuất hiện trước dấu chấm đầu tiên của URL. Subdomain là một phần của tên miền chính (domain) và một số tên miền phụ phổ biến nhất hiện nay là www, careers, support, blog, store. Nó có thể được dùng để chỉ định một phần nhỏ trong một website chẳng hạn như blog, trang đặt hàng, trang thanh toán, tuyển dụng,…

Ví dụ: một cửa hàng hoa tên Hoa Tươi có website với URL chính là “hoatuoidep.com” thì “blog.hoatuoidep.com” là chuyên mục blog của cửa hàng. Tuy vẫn thuộc website chính nhưng với subdomain là “blog”, chúng ta có thể hiểu rằng nội dung của trang này là những bài blog của cửa hàng.

Các subdomain giúp phân loại những nội dung trên một tên miền và có thể được quản lý độc lập với tên miền chính.

Vị trí của Subdomain trong URL
Vị trí của Subdomain trong URL

Tên miền (Domain name)

Đây là phần ngay sau subdomain và cũng là phần chính của URL xác định website. Ví dụ, trong URL “www.example.com”, “example.com” là tên chính của website. Thông thường, phần này sẽ là tên của doanh nghiệp, website, lĩnh vực kinh doanh hoặc một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ.

Ví dụ: trong URL “dmagency.vn” thì DMA là tên doanh nghiệp.

TLD (Top-level Domain)

TLD (còn gọi là phần mở rộng tên miền) là phần xuất hiện sau tên wensite của bạn. Bạn sẽ bắt gặp nhiều TLD khác nhau trên internet. Dưới đây là 5 TLD phổ biến nhất mà chúng ta thường bắt gặp trên những website và nó thường thể hiện một đặc điểm nào đó về chủ sở hữu:

  • .com: Các trang web thương mại
  • .org: Tổ chức phi lợi nhuận
  • .net: Công ty cung cấp dịch vụ mạng và phần mềm
  • .edu: Tổ chức giáo dục
  • .gov: Các cơ quan chính phủ và ban ngành

Nếu bạn đang chuẩn bị mua tên miền, DMA khuyên bạn nên chọn một TLD mô tả đúng như bản chất doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng TLD theo mã quốc gia (country-code TLD hay ccTLD). ccTLD là phần mở rộng tên miền chỉ gồm hai chữ cái cho biết sự liên kết của website với một quốc gia hoặc lãnh thổ cụ thể. Ví dụ như:

  • .uk cho Vương quốc Anh
  • .de cho Đức
  • .cn cho Trung Quốc
  • .ca cho Canada
  • .in cho Ấn Độ
  • .es cho Tây Ban Nha
  • .au cho Úc
  • .nz cho New Zealand
Xem thêm:  Back end là gì? 7 Kiến thức mà Back end Developer cần biết
Nên chọn TLD phù hợp với loại hình tổ chức
Nên chọn TLD phù hợp với loại hình tổ chức

Path (Đường dẫn)

Trong một URL (Uniform Resource Locator), phần path đề cập đến một đường dẫn cụ thể trên một website. Path bao gồm những thư mục và tệp tin nằm sau tên miền và được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo (“/”). Nó chỉ định vị trí của một tài nguyên cụ thể trên máy chủ của website.

Ví dụ: xét URL “https://www.example.com/blog/articles.html”, trong đó “blog/articles.html” là phần path. Path thường được sử dụng để định vị những trang cụ thể trên một website. Chẳng hạn như những bài viết trong blog, sản phẩm trong cửa hàng trực tuyến, hoặc những trang thông tin riêng biệt.

Vị trí của Path trong URL
Vị trí của Path trong URL

Subfolder (Thư mục con)

Subfolder (thư mục con) thường nằm trong path của một URL. Tương tự như tên miền phụ, subfolder được sử dụng để tổ chức và phân loại các tài nguyên trên một website. Chúng giúp quản lý và định vị chính xác các trang, hình ảnh, video, hoặc các tập tin khác của một website. Subfolder cũng giúp cho khách truy cập biết được họ đang ở đâu trên website.

Ví dụ: Cùng xem xét URL “https://www.example.com/business/article1.html”, trong đó “business” là subfolder Thư mục “business” chứa thư mục con “articles”, và “article1.html” là tập tin cụ thể nằm trong thư mục con “articles”. Khi truy cập vào URL này, trình duyệt sẽ đi qua subfolder để định vị và tải nội dung của tệp tin “article1.html” từ máy chủ website.

Subfolder được dùng để tổ chức nội dung trên trang
Subfolder được dùng để tổ chức nội dung trên trang

Cách tối ưu URL hiệu quả là gì?

Để nâng cao hiệu quả SEO, bạn cũng có thể tối ưu URL và có thêm nhiều traffic. Sau đây là một số cách để tối ưu URL:

Sử dụng giao thức HTTPS

Như đã đề cập ở trên, HTTPS bảo vệ thông tin của người truy cập khỏi những kẻ có mục đích đánh cắp thông tin. Nó cũng là một yếu tố phụ ảnh hưởng đến xếp hạng của Google kể từ năm 2014.

Vì vậy, nếu website của bạn vẫn sử dụng giao thức HTTP, hãy thực hiện chuyển đổi ngay hôm nay bằng cách mã hóa website của bạn bằng chứng chỉ SSL.

Tránh dùng subdomain

Từ quan điểm SEO, việc bạn sử dụng “www” làm tên miền phụ của mình không phải là vấn đề to tát. Dù vậy, mọi người đã bắt đầu loại bỏ nó khỏi cấu trúc URL vì nó không cần thiết để trang web hoạt động bình thường. Ngoài ra, nếu bạn loại bỏ “www”, điều này sẽ làm cho URL của bạn ngắn hơn và đơn giản hơn nhiều.

Nếu bạn sử dụng subdomain với nhằm tổ chức nội dung, lời khuyên của DMA là sử dụng subfolder thay vì tên miền phụ. Dù bạn có thể sử dụng cả tên miền phụ và thư mục con nhưng nhiều SEOer cho rằng Google coi tên miền phụ là những website riêng biệt. Vì vậy, có khả năng Google sẽ thu thập dữ liệu và lập chỉ mục những tên miền phụ một cách riêng biệt.

Xem thêm:  TOP 11 Phần Mềm Giảm Dung Lượng Ảnh Tối Ưu Nhất 2024

Điều này có nghĩa là bất kỳ sức mạnh nào mà website của bạn có được từ backlink có thể không được chia sẻ giữa tên miền chính và tên miền phụ. Do đó, tên miền phụ của bạn có thể gặp khó khăn trong việc đạt xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Từ góc độ SEO, tốt nhất nên sử dụng những thư mục con để tổ chức nội dung.

Nên sử dụng subfolder thay cho subdomain
Nên sử dụng subfolder thay cho subdomain

Chọn một TLD phù hợp

Việc lựa chọn TLD phụ thuộc vào mục đích sử dụng website của bạn. Đối với các tổ chức phi lợi nhuận thì TLD .org là tốt nhất. Đối với những tổ chức giáo dục, chẳng hạn như trường đại học, cao đẳng và phổ thông thì .edu là sự lựa chọn phù hợp. Với các website thương mại, .com là TLD phù hợp nhất.

Nếu giả sử doanh nghiệp của bạn muốn nhắm đến thị trường nước ngoài thì TLD của bạn nên là ccTLD. Ví dụ bạn muốn bán hàng ở thị trường Mỹ thì hãy dùng ccTLD .us. Nhưng lưu ý rằng bạn không nên sử dụng những TLD như .info và .biz vì chúng có xu hướng bị liên kết với thư rác. Vì vậy, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng các backlink chất lượng cao đến website của mình.

Hãy sử dụng TLD phù hợp
Hãy sử dụng TLD phù hợp

Sử dụng subfolder nếu trang web lớn

Sử dụng subfolder giúp sắp xếp hợp lý nội dung của bạn và giúp người dùng biết họ đang ở đâu trên website. Điều này khá quan trọng từ quan điểm trải nghiệm người dùng (UX) và có kết nối chặt chẽ với SEO. Các thư mục con cần thể hiện rõ loại nội dung được tìm thấy tại URL đó để Google hiểu nội dung tốt hơn.

Nếu bạn sở hữu một website thực sự lớn, chẳng hạn như một webiste thương mại điện tử, có thể khó để sắp xếp tất cả những trang chỉ bằng một thư mục con. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng nhiều subfolder để xác định rõ hơn hệ thống phân cấp website của bạn. Ví dụ như hãy dùng subfolder cho nhiều danh mục sản phẩm khác nhau trên trang của bạn.

Lời kết

Không chỉ được sử dụng để định vị các tài nguyên trên nền tảng internet, URL cũng có thể được tối ưu và nâng cao hiệu quả SEO của website.

Bài viết này đã giải thích cho bạn hiểu hơn về URL là gì cũng như những thành phần cơ bản của một URL thông thường. Hy vọng mốt số thông tin trên của DMA đã giúp bạn có thêm kiến thức về URL. Hãy chia sẻ bài viết này đến cho mọi người cùng đọc nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ