Tường Lửa Là Gì? 4 tác dụng của Tường Lửa

5

Tường lửa là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong vấn đề bảo mật mạng của máy tính máy tính. Vậy theo bạn tường lửa là gì ? Có mấy loại tường lửa trên hiện nay? Nguyên lý hoạt động, tác dụng, ưu nhược điểm của tường lửa như thế nào? Tất cả sẽ được Digital Marketing Agency DMA giải đáp cho bạn thông qua bài viết này.

1. Tường lửa là gì?

Tường lửa (Firewall) là một hệ thống bảo mật mạng được dùng để giám sát và kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi, đồng thời đảm bảo các nguồn thông tin nội bộ luôn được bảo vệ một cách an toàn.

Định nghĩa tường lửa là gì?

Nói một cách dễ hiểu “cho câu hỏi tường lửa là gì ?” thì tường lửa chính là một bức tường chắn hay ranh giới bảo mật giữa mạng nội bộ đáng tin cậy và mạng bên ngoài không đáng tin.

Nếu như không có tường lửa thì lưu lượng ra vào mạng nội bộ sẽ không có sự tiết chế. Điều này rất dễ khiến máy tính của bạn bị xâm nhập bởi các thành phần không an toàn.

Định nghĩa tường lửa là gì
Định nghĩa tường lửa là gì

Bên cạnh đó tường lửa có thể dùng các luật lệ hoặc ngoại lệ để làm việc với các liên kết, dữ liệu và loại bỏ khi cần thiết. Quá trình này sẽ được hoạt động ẩn mình đi nên bạn không thể thấy cũng như không cần tương tác.

Để xem cách tường lửa hoạt động như thế nào trên Windows, bạn sẽ:

  • Đối với Windows XP thực hiện: Start – Control Panel – mở icon Tường lửa (Firewall) – Exceptions.
  • Còn đối với Windows 7 và Windows 10 ta thực hiện: Start – Control Panel – System and Security – Windows Defenders Firewall – click vào đường link Allow a program or feature through Windows Firewall.

Loại tường lửa thường xuyên được sử dụng là gì ?

– Tường lửa bảo vệ: Dùng để bảo vệ an ninh cho máy tính cá nhân hay mạng cục bộ, tránh sự xâm nhập và tấn công từ bên ngoài.

– Tường lửa ngăn chặn: sẽ do các nhà cung cấp dịch vụ Internet thiết lập. Tường lửa ngăn chặn sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn không cho máy tính truy cập một số trang web hay máy chủ nhất định và thường sẽ được gọi là tường lửa dùng để bảo vệ cục bộ.

Tham khảo: Dịch Vụ Chăm Sóc Website

2. Nguyên lý hoạt động của tường lửa là gì ?

Nhiệm vụ của tường lửa là gì ? Được đánh giá là khó khăn vì thực tế, có rất nhiều loại dữ liệu hợp pháp và cần được cấp phép cho ra hoặc vào mạng máy tính. Tường lửa cần phải xác định được sự khác biệt giữa dữ liệu hợp pháp và vô hại với các loại dữ liệu gây hại khác.

Nguyên lý hoạt động của tường lửa
Nguyên lý hoạt động của tường lửa là gì

Nguyên lý hoạt động của tường lửa đó là phân tách dữ liệu thành kết nối an toàn và kết nối không được an toàn. Và điều này đôi khi sẽ gây khó khăn đối với người dùng khi họ cần cài đặt các phần mềm của bên thứ ba như các phần mềm diệt vius.

3. Nhiệm vụ của tường lửa là gì?

Trả lời được tường lửa là gì sẽ giúp kiểm soát được dòng chảy ra vào của dữ liệu giữa hai vùng mạng là mạng nội bộ có độ tin cậy cao và mạng Internet có độ tin cậy thấp. Từ đó ta có thể thấy những nhiệm vụ chính của tường lửa là gì:

Bảo vệ thông tin

Bảo vệ các dữ liệu quan trọng có trong mạng nội bộ. Đồng thời bảo vệ tài nguyên trong hệ thống và bảo vệ uy tín của công ty…

Phòng chống nhiều cuộc tấn công lên hệ thống

Ngoài ra tường lửa còn có khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công từ hacker. Tường lửa còn ngăn chặn sự dò tìm các thông tin về hệ thống của các thế lực xâm nhập khác.

Kiểm tra, lọc lưu lượng vào/ ra

Firewalls có khả năng kiểm tra, và lọc lưu lượng vào/ ra. Bảo vệ các thông tin an toàn từ bên trong của hệ thống. Ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài vào hệ thống bên trong.

Kiểm soát luồng thông tin

Đặt biệt tường lửa còn giúp xác định những hành vi nào được truy cập và những hành vi nào không được truy cập để đảm bảo sự an toàn cho thông tin của hệ thống một cách tốt nhất. Và hỗ trợ quản lý, kiểm soát các luồng dữ liệu trên mạng xã hội, bảo vệ tài nguyên khỏi các mối đe dọa bảo mật không mong muốn.

Nhiệm vụ của tường lửa
Nhiệm vụ của tường lửa là gì

4. Ưu và nhược điểm của tường lửa là gì ?

Ưu điểm của tường lửa là gì?

Tường lửa có rất nhiều ưu điểm nổi bật và chẳng hạn như:

  • Giám sát lưu lượng truy cập: Đây là trách nhiệm quan trọng nhất của tường lửa. Vì bất kể thông tin hay dữ liệu nào muốn ra vào hệ thống máy tính cần phải được tường lửa kiểm tra trước. Nếu có bất thường gì thì tường lửa sẽ tiến hành loại bỏ.
  • Bảo vệ chống lại Trojan: Trojan là một phần mềm, mã vô cùng độc hại tồn tại ẩn mình nên rất khó để phát hiện bằng các phần mềm diệt virus bình thường. Và tường lửa có thể phát hiện và ngăn chặn được chúng trước khi có bất kỳ thiệt hại nào xảy ra.
  • Ngăn chặn tin tặc: Tường lửa còn có thể giúp bạn phòng tránh được những tin tặc đang cố gắng phát tán virus và thực hiện những hoạt động bất hợp pháp đối với máy tính yêu dấu của bạn.
  • Kiểm soát truy cập: Đối với một số loại máy chủ có thể bị khai thác bởi những kẻ tấn công, thì tường lửa sẽ giúp bạn ngăn chặn được những máy chủ đó truy cập vào, thống thông qua nhiều chính sách truy cập.
  • Tăng độ bảo mật quyền riêng tư: Và cuối cùng tường lửa có khả năng chặn các dịch vụ và hệ thống DSN của trang web nên tất cả kẻ tấn công sẽ không có cơ hội đánh cắp thông tin cũng như tên, địa chỉ IP từ bạn.

Nhược điểm của tường lửa là gì?

Bên cạnh những ưu điểm, tường lửa vẫn còn một số nhược điểm như sau:

Ưu – nhược điểm của tường lửa
Ưu – nhược điểm của tường lửa
  • Chi phí: Tùy thuộc vào tường lửa bạn muốn là phần cứng hay phần mềm mà chi phí phải bỏ ra sẽ khác nhau. Nhìn chung, nếu mà bạn sử dụng tường lửa phần cứng thì bạn sẽ tốn chi phí cho việc cài đặt và bảo trì.
  • Hạn chế người dùng: Ngoài ra đối với các tổ chức lớn thì tường lửa đôi khi sẽ gây ra một số rắc rối vì nhân viên sẽ không thể thực hiện được một số hoạt động. Do vậy, năng suất của công ty cũng sẽ bị giảm theo.
  • Hiệu suất: Lưu ý khi phần mềm tường lửa chạy liên tục, thì chúng sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên RAM hơn và dẫn đến giảm hiệu suất tổng thể của hệ thống bên trong. Tuy vậy, nếu sử dụng tường lửa phần cứng thì sẽ không bị ảnh hưởng gì do chúng không phụ thuộc vào máy tính của bạn.
  • Cuộc tấn côn bằng phần mềm độc hại: Tuy tường lửa có thể ngăn chặn Trojan nhưng lại không được quá hiệu quả đối với một số loại phần mềm độc hại. Vì vậy nên, bạn nên cài đặt thêm các phần mềm diệt virus khác để tăng cường khả năng bảo vệ máy tính của bạn.
  • Hoạt động phức tạp: Đối với những doanh nghiệp lớn, để duy trì sự vận hành của tường lửa bạn cần có một đội nhân viên riêng biệt để đảm bảo tường lửa đủ an toàn, có thể bảo vệ hệ thống mạng khỏi những kẻ xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài.

5. Những câu hỏi thường gặp về tường lửa là gì ?

Cách hoạt động của Tường lửa là gì ?

Tường lửa sẽ hoạt động bằng cách sử dụng nhiều dịch vụ bảo mật như lại Chống vi-rút, Ngăn chặn sự xâm nhập, Lọc nội dung, kiểm tra lại gói trạng thái, v.v. để bảo vệ toàn diện cho người dùng và dữ liệu trên mạng riêng. Tường lửa sẽ hoạt động như một cổng an toàn, phân tích các gói dữ liệu đến và đi nhằm xác định xem chúng có an toàn để đi qua cổng hay không.

Đối tượng cần phải dùng tường lửa là gì ?

Bất cứ một tổ chức nào cũng đạt được lợi ích bảo mật dữ liệu lớn đối với tường lửa. Tường lửa là điều cần thiết không chỉ cho các doanh nghiệp lớn sử dụng lên đến hàng trăm người dùng mà còn cho các doanh nghiệp nhỏ, địa điểm bán lẻ, phòng khám, lớp học và thậm chí cả quán cà phê bình thường.

Tường lửa còn bảo vệ dữ liệu của tổ chức, người dùng nội bộ và cả khách hàng của tổ chức.

Những câu hỏi thường gặp về tường lửa
Những câu hỏi thường gặp về tường lửa là gì

Bạn cần bao nhiêu tường lửa?

Trong đa số các trường hợp, một văn phòng hoặc văn phòng tại nhà chỉ yêu cầu một tường lửa là đủ nếu thiết bị có kích thước phù hợp với nhu cầu của mạng.

Riêng một tổ chức lớn hơn có thể yêu cầu nhiều tường lửa hơn tùy thuộc vào quy mô mạng và cũng để bảo vệ các văn phòng chi nhánh và tiền đồn từ xa hoặc thậm chí cả người dùng trong gia đình.

Khó khăn khi cài đặt tường lửa là gì ?

Tường lửa yêu cầu kiến thức chuyên môn vừa đủ để định cấu hình cho từng nhu cầu bảo mật của mạng cụ thể. trong thực tế mặc dù nhiều nhà sản xuất tường lửa cung cấp các dịch vụ tường lửa mà không yêu cầu thao tác nhiều để làm cho tường lửa trở nên thân thiện hơn với tất cả người dùng. Nhưng các cấu hình chuyên nghiệp được khuyến nghị cao hơn nữa để tối ưu hóa hiệu suất và tăng khả năng bảo vệ.

Vậy là Digital Marketing Agency DMA đã điểm qua cho các bạn một số thông tin cần thiết về tường lửa. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu hơn về tường lửa là gì, nguyên lý hoạt động, tác dụng và ưu nhược điểm cũng như một số loại tường lửa hiện có trên thị trường.

Hy vọng bài viết Tường lửa là gì? Tác dụng và các loại tường lửa phổ biến nhất hiện nay sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích mới đồng thời biết bảo vệ mạng máy tính của bạn một cách an toàn. Cảm ơn các bạn vì đã theo dõi bài viết Tường Lửa Là Gì? 4 tác dụng của Tường Lửa do Digital Marketing Agency DMA đăng tải nhé!

Tham khảo: Thiết kế website

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ