Danh sách kiểm tra Technical SEO

Technical Seo Checklist

Trong bài này, bạn sẽ tìm hiểu về Technical SEO là gì và vai trò của nó trong toàn bộ quá trình SEO.

Trước khi nghĩ về từ khóa và nội dung, bạn cần phải làm Technical SEO.

Technical SEO có thể ảnh hưởng đến kết quả và nổ lực SEO của bạn theo đúng nghĩa đen, đó là lý do tại bạn phải Technical SEO trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Technical SEO giúp các ng cụ tìm kiếm truy cập, thu thập thông tin, giải thích và lập chỉ mục trang web của bạn một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ rắc rối nào.

Các công việc chính của Technical SEO được mô tả tổng quan dưới đây. Mọi thứ sẽ được trình bày chi tiết hơn trong chương Technical SEO.

Đây chỉ là phần kiến thức cơ bản để giúp bạn phân biệt giữa các công việc về Technical SEO và các công việc khác.

Danh sách kiểm tra Technical SEO Đầy Đủ

1. Cấu hình tên miền

Trong SEO, một tên miền có www khác với một tên miền không có www.

Đối với Google, đây là hai trang web khác biệt:

  • https://www.example.com (có www)
  • https://example.com (không có www)

Có hai trang web có nội dung hoàn toàn giống nhau không phải là điều tốt cho SEO và thông qua kỹ thuật SEO, bạn có thể ‘báo cho’ Google biết mình muốn sử dụng tên miền nào.

2. Những trang nào để xác định lập chỉ mục

Theo mặc định, trình thu thập thông tin của ng cụ tìm kiếm sẽ cố gắng lập chỉ mục tất cả các trang được ng khai trên Internet.

Đôi khi đây không phải là điều bạn muốn vì nhiều lý do. Ví dụ: bạn có thể có các trang chỉ dành cho nhân viên của mình hoặc các trang mà bạn chỉ muốn khách truy cập Facebook xem, trang thông tin giỏ hàng, thanh toán ….vv

Bạn có thể kiểm soát những trang mà bạn muốn ng cụ tìm kiếm lập chỉ mục thông qua một tệp có tên là robots.txt. Tệp này nằm trong thư mục gốc trên hosting của bạn và cung cấp cho trình thu thập thông tin những chỉ dẫn về các tệp/thư mục của trang web mà chúng có thể truy cập và lập chỉ mục.

3. Tối Ưu Hoá Trang Web và Điều Hướng Trang Web 

Cấu trúc trang web rất cần thiết đối với SEO. Các trang web cần phải có cấu trúc phân cấp rõ ràng để dễ dàng cho cả trình thu thập thông tin và điều hướng người dùng.

Nếu bạn đang thiết kế 1 trang web mới, bạn nên dành thời gian suy nghĩ xem trang web nên được cấu trúc như thế nào.

Một sai lầm phổ biến của nhiều nhà phát triển web là tập trung về mặt thiết kế mà không nghĩ đến cấu trúc và điều hướng.

Khi trình thu thập thông tin khám phá một trang web, chúng bắt đầu quá trình lập chỉ mục từ trang chủ, sau đó chúng lần theo tất cả các liên kết đến các trang khác.

Bạn cần đảm bảo rằng bất kỳ trang nào trên trang web của bạn đều có thể truy cập được sau 3 lần nhấp chuột (khuyến nghị) bắt đầu từ trang chủ.

4. Cấu trúc URL

Bên cạnh việc chọn một tên miền tốt và thiết kế cấu trúc trang web dễ sử dụng, bạn cũng nên tối ưu hóa các URL của mình.

Các URL, còn được gọi là slugs hoặc permalinks, khi nhìn vào phải thể hiện được nội dung của trang.

Ví dụ: hãy tra cứu hai URL sau:

  1. https://dmagency.vn/seo-la-gi/

URL đầu tiên là một URL xấu, trong khi URL thứ hai là một ví dụ về một URL thân thiện với SEO.

Dễ dàng để hiểu URL thứ hai nói về nội dung gì. Người dùng và ng cụ tìm kiếm hình dung được về những nội dung gì có trong trang đó trước khi xem nội dung thực tế.

5. Không tìm thấy trang (lỗi 404)

Đôi khi, khi bạn nhấp vào một liên kết, bạn sẽ thấy một trang trắng hoặc một trang có một số thuật ngữ kỹ thuật mà bạn không hiểu. Đây là trải nghiệm không tốt cho người dùng và trình thu thập thông tin.

Có nhiều cách để kiểm soát, thay vì hiển thị cho người dùng một trang 404 trống, bạn có thể cung cấp các tùy chọn khác mà họ đang tìm kiếm.

6. Tốc độ trang

Google thích các trang web nhanh và thưởng cho nó bằng cách tăng xếp hạng.

ng việc của một SEOer là đảm bảo rằng trang web của bạn tải nhanh nhất có thể. Bạn cần kiểm tra hạ tầng máy chủ (hosting, VPS) và nhiều thứ khác có liên quan đến tốc độ trang web.

7. Bảo mật trang web

Bên cạnh tốc độ, Google (và người dùng) thích các trang web an toàn. Việc cài đặt SSL để tạo giao thức HTTPS cho trang web của bạn là điều bắt buộc.

8. Tối Ưu Hoá Cho Thiết Bị 

Hơn 60% lượng tìm kiếm hiện nay được thực hiện trên thiết bị di động. Điều này có nghĩa là trang web của bạn phải tối ưu hoá cho thiết bị di động và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng trên thiết bị di động.

Google đang rất coi trọng thiết bị di động và đó là lý do tại sao họ tạo mục “Tính khả dụng trên thiết bị di động” (trong GSC)

Một phần của Technical SEO là kiểm tra trang web của bạn thân thiện, tải nhanh và dễ sử dụng trên các thiết bị di fđộng khác nhau.

9. Trang web đa ngôn ngữ & nhiều phần

Khi bạn có một trang web nhiều ngôn ngữ, sẽ có một cấu hình SEO đặc biệt cho điều đó.

Khi bạn có một bài viết quá lớn và bị chia nhỏ thành nhiều trang thì cũng phải xử lý để Google hiểu là cùng một bài viết nhưng được chia thành nhiều phần.

KẾT LUẬN

Trên đây chỉ là một số thông số cơ bản bạn cần kiểm tra hoặc cấu hình liên quan đến Technical SEO. Đó là một phần của SEO mà bạn có thể cần sự hỗ trợ của Agency nếu bạn không có kiến ​​thức Technical SEO để tự mình điều chỉnh.

Điều bạn cần nắm ở giai đoạn này là Technical SEO không liên quan trực tiếp đến nội dung thực tế mà liên quan đến cơ sở hạ tầng của trang web.

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ