Google index là gì? 15 cách index Google nhanh nhất

Google Index là gì?

Trong một số trường hợp bạn thấy rằng dù bạn lên bài viết thường xuyên và đầy đủ cho website nhưng lưu lượng truy cập web vẫn không tăng lên, điều này có thể là do Google chưa index bài viết của bạn. Vậy hãy cùng Digital Marketing DMA tìm hiểu Google Index là gì mà có thể ảnh hưởng nhiều đến lượng truy cập website đến vậy và có cách nào để Google Index nhanh hơn không.

Google Index là gì?

Định Nghĩa

Google Index (Chỉ mục) là một kho lưu trữ lớn chứa các trang web và nội dung mà Google đã tìm thấy trên Internet thông qua quá trình quét và lập chỉ mục của nó. Khi Googlebot (một chương trình máy tìm kiếm của Google) khám phá các trang web, nó thu thập thông tin từ những trang đó và thêm vào Google Index.

Trong chỉ mục này có chứa thông tin về từ khóa, nội dung, liên kết và các yếu tố khác liên quan đến các trang web. Khi người dùng thực hiện một câu hỏi tìm kiếm, Google sử dụng chỉ mục để tìm kiếm thông tin phù hợp và hiển thị kết quả của các trang web liên quan trong bảng kết quả tìm kiếm.

Cách hoạt động của Google Index

Để lập chỉ mục website của bạn, Google sẽ tiến hành tổng hợp thông tin website của bạn từ rất nhiều nguồn khác nhau như:

  • Nội dung trên website,
  • Nội dung về website từ người dùng.
  • Quy trình quét (crawl) nội dung.
  • Cơ sở dữ liệu công khai trên internet và nhiều nguồn khác.
Cách hoạt động của Google Index 
Cách hoạt động của Google Index

Sau khi đã có đầy đủ thông tin dữ liệu, URL sẽ được index với 3 bước như sau:

  • Thu thập dữ liệu: Khi website của bạn có một URL mới (có thể hiểu như một trang hoặc bài viết mới), Google sẽ truy cập vào URL đó và thu thập thông tin.
  • Lập chỉ mục: Google sẽ tìm hiểu nội dung trên trang, lưu lại toàn bộ hình ảnh hoặc video có trên trang vào một thư viện khổng lồ. Thông tin tại đây sẽ được sắp xếp, phân loại theo một cách hợp lý.
  • Phân phát: Khi người dùng tìm kiếm một từ khoá trên thanh tìm kiếm, Google sẽ tìm kiếm câu trả lời phù hợp nhất từ những trang web trong chỉ mục và hiển thị chúng với người dùng.

Bạn có thể hiểu rằng một website chưa được lập chỉ mục có nghĩa là website đó không tồn tại đối với công cụ tìm kiếm. Do đó, việc lập chỉ mục là rất quan trọng khi bạn muốn website tiếp cận được với người dùng.

Google index mất bao lâu?

Chỉ mục của Google là một kho dữ liệu siêu khổng lồ, hằng ngày có vô số thông tin mới được yêu cầu index nên sẽ mất khá nhiều thời gian để Google có thể index và xếp hạng một URL vào top 10.

Thông thường, các website sẽ được lập chỉ mục và xếp hạng trong vòng 1-2 tháng, lâu hơn có thể là 5-6 tháng. Đối với bài viết thì thời gian index là 10-15 ngày hoặc nhanh nhất là 5-7 ngày khi bài viết đạt chuẩn SEO và mang lại nội dung hữu ích thì có thể nằm trong top 10 ngay lập tức.

Thời gian Google index 
Thời gian Google index

Nhìn chung, quá trình indexing của Google phụ thuộc vào rát nhiều các yếu tố khác nhau, không chỉ là cấu trúc website hay chất lượng link mà còn phụ thuộc vào lượng truy cập của người dùng nên khi thực hiện SEO, bạn đừng chỉ tập trung vào tối ưu cho công cụ tìm kiếm mà cũng cần tối ưu hoá trải nghiệm người dùng.

Lưu ý rằng nếu Google index trang web của bạn chậm thì đối thủ có thể sao chép nội dung của bạn để lên top tìm kiếm trước và khi website của bạn được index thì bạn lại biến thành người sao chép, vi phạm thuật toán của Google. Do đó, được Google Index càng nhanh thì website của bạn sẽ càng có lợi vì việc lập chỉ mục ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chiến dịch SEO.

Tại sao website của bạn bị index chậm?

Như đã nói ở trên, website bị index chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SEO nói chung cũng như lưu lượng truy cập website nói riêng. Có nhiều lý do khiến website của bạn không được index nhanh chóng như:

  • Nội dung website chưa được tối ưu chuẩn SEO, chưa sử dụng thẻ rel=”nofollow” hợp lý hoặc website có chứa nhiều link chết,
  • Website mới thành lập chưa có sitemap XML, không cài đặt Webmaster Tools để Ping Sitemap.xml.
  • Không có liên kết chất lượng từ social hoặc website khác.
  • Có thể robots.txt đã ngăn cản Google quét nội dung.
  • Bị Google phạt vì spam từ khoá.
  • Website không có đủ Authority.
  • Máy chủ chậm.
  • Quá nhiều URL lộn xộn.
  • Quá nhiều lỗi trên website.

15 cách hỗ trợ Google index nhanh chóng

Để website được Google Index trong thời gian ngắn hơn, bạn có thể tham khảo các cách như sau:

1. Cập nhật nội dung mới với tần suất đều đặn

Điều cơ bản bạn cần hiểu rõ là Google hoàn toàn không thích các nội dung trùng lặp. Google luôn ưu tiên những trang web có nội dung sáng tạo, mới mẻ và có giá trị hữu ích cho người dùng. Do đó, nếu website của bạn được index nhưng lại có nội dung trùng với website khác thì có thể sẽ bị phạt.

Tuy nhiên, không phải chỉ cần chú ý đến nội dung là đủ, tần suất cũng là yếu tố được Google đánh giá cao khi nói đến indexing. Bạn nên đề ra và tuân thủ theo một lịch trình đăng tải hoặc cập nhập các bài viết đều đặn mỗi ngày và tốt nhất là tối thiểu 3 bài viết mỗi tuần. Điều này khiến Googlebot quen với việc ghé thăm website của bạn thường xuyên và đảm bảo hiển thị nội dung đến người dùng nhanh nhất.

2. Cải thiện tốc độ tải trang

Bạn có thể hình dung Googlebot cũng như người dùng bình thường, nếu truy cập một trang web có tốc độ tải trang chậm thì rất mất kiên nhẫn và thoát trang ngay lập tức. Do đó, để quyết định có lập chỉ mục cho URL của bạn hay không thì tốc độ tải trang là rất quan trọng.

Các “bot” của công cụ tìm kiếm đều có một thời gian chờ nhất định đối với mỗi trang web nên nếu tốc độ trang không đủ nhanh thì chúng sẽ thoát khỏi trang và chắc chắn là nội dung của bạn không được index. Bạn có thể sử dụng công cụ PageSpeed Insights để kiểm tra tốc độ tải trang của mình.

3. Yêu cầu index trên Google Search Console

Trước tiên bạn hãy truy cập Google Search Console hoặc sử dụng “Fetch as Googlebot” trong Webmaster Tools.

Hãy tìm kiếm phần URL Inspection, dán URL yêu cầu lập chỉ mục và nhấp Request Indexing.

Yêu cần index URL bằng Google Search Console
Yêu cần index URL bằng Google Search Console

4. Xây dựng backlink chất lượng

Để Googlebot hiểu 1 link là link an toàn thì backlink của bạn phải sở hữu thuộc tính rel=”dofollow”. Link sẽ trỏ vào đường dẫn vào index vào Google, từ đó website cũng sẽ được tính điểm cộng trong khi Google xếp hạng.

Thẻ dofollow
Thẻ dofollow

Một trong những cách tạo backlink chất lượng nhất là đặt link ở những website mạnh có độ uy tín cao như một số trang báo nếu có thể.

5. Khai báo Sitemap với Google

Sitemap là sơ đồ giúp Googlebot truy cập và xem xét nội dung trên website cũng như cung cấp một số hướng dẫn về tần suất bao lâu nên quét thông tin một lần. Sau khi đã có sitemap, bạn có thể truy cập vào Google Search Console và nhấp vào bắt đầu ngay bây giờ (Start). Ở cột bên trái bạn chọn mục Sơ đồ trang web rồi thêm sitemap ở góc phải màn hình rồi nhấp gửi.

Khai báo sitemap trên Google Search Console
Khai báo sitemap trên Google Search Console

6. Sử dụng Google Indexing API

Sự kết hợp giữ plugin Rank Math SEO và Indexing API sẽ giúp bài viết hoặc trang web của bạn được lập chỉ mcụ nhanh chóng hơn. Google Index API sẽ giúp website được lập chỉ mục nhanh hơn chỉ với những bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Tạo tài khoản Google Cloud.
  • Bước 2: Tạo Project.
  • Bước 3: Tạo tài khoản dịch vụ.
  • Bước 4: Tạo API Key (JSON).
  • Bước 5: Cấp quyền quản trị cho Google Index API.
  • Bước 6: Cấu hình instant indexing trong Rank Math.
  • Bước 7: Nhập URL của bài viết trong Google indexing API và nhấp Send to API.
Google indexing API
Google indexing API

7. Chạy quảng cáo

Chạy quảng cáo cho bài viết là cách khá đơn giản, bạn có thể tạo một tài khoản hoặc thuê ngoài dịch vụ Google Ads để chạy quảng cáo. Quảng cáo Google Ads tốn khá ít chi phí nhưng rất hiệu quả vì Googlebot chắc chắn sẽ ghé thăm website của bạn để thu thập dữ liệu.

Chạy quảng cáo Google Ads
Chạy quảng cáo Google Ads

8. Xây dựng cấu trúc website chuẩn

Cấu trúc website cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ lập chỉ mục, tránh tình trạng xuất hiện trang mồ côi trên website.

Trang mồ côi
Trang mồ côi

9. Tối ưu SEO Onpage

SEO Onpage có hai yếu tố chính bạn cần quan tâm khi tối ưu tốc độ indexing 

  • Hình ảnh: Bạn cần cung cấp hình ảnh chất lượng được tối ưu hóa kích thước và cung cấp mô tả hình ảnh ở thẻ ALT.
  • Internal link: Chèn link giữa các bài viết với nhau và thường xuyên update các liên kết từ bài mới về bài cũ một cách tự nhiên.

10. Xóa mã Crawl Block trong tệp robots.txt

Crawl Block có thể là nguyên nhân khiến Google không index trang web của bạn nên hãy thử kiểm tra và khắc phục lỗi này bằng các xoá 2 đoạn mã này nếu bạn nhìn thấy chúng trong tệp robots.txt:

  • User-agent: Googlebot2. Disallow: /
  • User-agent: *2. Disallow: /

11. Xóa các thẻ Noindex giả mạo

Thẻ noindex thông báo cho Google biết không cần index những trang web đó khi bạn muốn giữ trang ở chế độ riêng tư. Do đó, thẻ noindex có thể đã vô tình khiến trang web của bạn không được Google Index, bạn có thể tìm và xóa chúng với 2 cách như sau:

Cách 1: Thẻ meta

Nếu trong phần <head> có chứa một trong 2 thẻ meta này thì Google sẽ không index:

  • 1<meta name=”robots” content=”noindex”>
  • 1<meta name=”googlebot” content=”noindex”>

Để tìm ra tất cả các trang có chứa thẻ meta noindex trên trang web, bạn hãy kiểm tra trang web với Ahrefs trong phần báo cáo trang nội bộ. Sau đó bạn có thể xoá thẻ meta noindex khỏi bất kỳ trang nào mà bạn mong muốn được lập chỉ mục.

Cách 2: X-Robots-Tag

Công cụ kiểm tra URL trong Google Search Console sẽ cho bạn biết liệu Google có đang bị chặn thu thập dữ liệu vì thẻ noindex hay không. Bạn chỉ cần nhập URL của trang web, sau đó tìm kiếm “Indexing allowed? No: ‘noindex’ detected in ‘X‑Robots-Tag’ http header”.

Kiểm tra Noindex trên Google Search Console
Kiểm tra Noindex trên Google Search Console

Sau đó bạn bắt đầu chạy thu thập thông tin trong công cụ Kiểm tra website của Ahrefs và có thể dùng “Robots information in HTTP header” trong Data Explorer khi bạn muốn kiểm tra thẻ noindex trên website.

12. Thông báo URL bài viết lên Freewebsubmission

Bước 1: Truy cập vào Freewebsubmission.

Bước 2: Kéo xuống mục Free Web Submission điền đầy đủ thông tin cần thiết.

Bước 3: Bấm Submit Your Site để khai báo với cỗ máy tìm kiếm.

Đăng ký URL lên Freewebsubmission
Đăng ký URL lên Freewebsubmission

13. Ping URL lên các công cụ hỗ trợ index

Trước tiên bạn hãy tạo một danh sách bao gồm các URL chưa được index sau đó truy cập vào Pingfarm, dán các URL vào rồi bấm Ping.

Ping URL trên Pingfarm
Ping URL trên Pingfarm

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số công cụ hỗ trợ indexing nhanh chóng khác như: 

  • Twingly
  • Pingomatic
  • Feedshark
  • Mypagerank
  • PingMyUrl
  • Totalping
  • Pingler
  • Pingoat

14. Xóa thẻ Canonical tag giả mạo

Thông thường thẻ chuẩn cơ bản cung cấp thông tin cho Google biết phiên bản chính của trang là thẻ: <link rel=”canonical” href=”/page.html/”>. Nhưng hầu hết trang tự tham chiếu khiến Google nhầm lẫn rằng chính trang này là phiên bản duy nhất được ưa thích và muốn lập chỉ mục.

Do đó, nếu trang có thẻ canonical giả mạo thì Google sẽ bị nhầm lẫn về phiên bản ưu tiên và trang chính của bạn sẽ không được index. Để kiểm tra thẻ Canonical, hãy sử dụng công cụ kiểm tra URL của Google. Nếu canonical trỏ đến một trang khác mà cũng có thẻ canonical tag thì bạn sẽ thấy cảnh báo “Trang thay thế có Canonical Tag”.

Kiểm tra URL trên Google
Kiểm tra URL trên Google

Nếu bạn muốn nhanh hơn, bạn có thể sử dụng Ahrefs vào Ahrefs’ Site Audit rồi chuyển đến Data Explorer.

15. Tạo nút share Social

Độ tin tưởng của website sẽ được gia tăng đáng kể và Google sẽ chú ý đến nhiều hơn khi các bài viết của bạn được chia sẻ lên mạng xã hội. Một số nền tảng mạng xã hội uy tín mà bạn không thể bỏ qua như Facebook, Zalo, Pinterest,…

Cách kiểm tra xem dữ liệu đã index chưa 

Kiểm tra index Google bằng cú pháp

Một cách đơn giản nhất để kiểm tra xem URL đã được Google index chưa chính là vào Google nhập cấu trúc “site:url” vào thanh tìm kiếm. Trong đó url chính là URL của trang web mà bạn cần kiểm tra.

Kiểm tra indexing trên Google bằng cú pháp
Kiểm tra indexing trên Google bằng cú pháp

Nếu URL đó đã được lập chỉ mục thì Google sẽ hiển thị nó ở phần kết quả, nếu không có bất kỳ trang nào xuất hiện thì có nghĩa là website chưa được lập chỉ mục.

Nếu không thì bạn sẽ nhận được kết quả chứa đường dẫn đến Google Search Console.

Kết quả kiểm tra khi URL chưa được index
Kết quả kiểm tra khi URL chưa được index

Kiểm tra bằng SEOquake

SEOquake là một extension SEO hoàn toàn miễn phí được cung cấp trong cửa hàng extension của các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay. Với Google Chrome, bạn có thể truy cập tại đây để tải SEOquake với nút “Thêm vào Chrome”.

SEOquake cho Google Chrome
SEOquake cho Google Chrome

Sau khi cài đặt xong, bạn có thể chọn để SEOquake hiển thị ở góc màn hình trên trình duyệt.

Hiển thị SEOquake sau khi cài đặt
Hiển thị SEOquake sau khi cài đặt

Một số lưu ý với Google index

1. Kiểm tra index thường xuyên

Bạn cần theo dõi URL thường xuyên từ 2-4 tuần một lần dù cho đã thông báo với Google để lập chỉ mục, đặc biệt cần chú ý đến 4 chỉ số sau:

  • Số lần nhấp chuột: Số lần nhấp chuột dẫn đến website từ trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Số lần hiển thị: Số lần mà URL được người dùng nhìn thấy từ trang kết quả tìm kiếm.
  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Tính bằng số lần nhấp chuột chia số lần hiển thị.
  • Vị trí xếp hạng trung bình của bạn

2. Sắp xếp link index 

Bạn cũng cần sắp xếp các link index theo từng nhóm từ khoá cùng chủ đề trong một file nào đó để dễ dàng quản lý và theo dõi. Quan trọng nhất là tạo điều kiện để Google dễ dàng thu thập dữ liệu và đánh giá cao nội dung trên website.

3. Nội dung phải mang lại giá trị cho người dùng

Trang web của bạn cần phải thực hiện kỹ thuật SEO đáp ứng thuật toán của Google để được lập chỉ mục và xếp hạng trên bảng kết quả nhưng để duy trì thứ hạng thì nội dung chính là yếu tố quan trọng nhất. Vì khi bạn đã đạt được top 10 thì Google sẽ dựa vào hành động của người dùng để đánh giá trang web của bạn. Ví dụ nếu người dùng xem nội dung và ở lại trên trang càng lâu thì có nghĩa là nội dung đó có giá trị thật sự với người dùng của Google.

Những câu hỏi thường gặp về Google Index

  1. Làm thế nào để kiểm tra xem trang web của tôi đã được Google Index chưa?
    Sử dụng “site:yourwebsite.com” trong ô tìm kiếm Google.
  2. Google Index cập nhật như thế nào và bao lâu một lần?
    Google Index cập nhật liên tục và thời gian cập nhật không cố định, phụ thuộc vào nội dung và tần suất thay đổi của trang web.
  3. Làm thế nào để tối ưu hóa trang web để Google Index nhanh chóng hơn?
    Sử dụng robots.txt, tạo XML sitemap, cung cấp nội dung chất lượng và tăng tốc độ tải trang.
  4. Tại sao một số trang web không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, mặc dù đã được Google Index?
    Có thể do vấn đề về SEO, nội dung không phù hợp, hoặc các vấn đề kỹ thuật khác.
  5. Làm thế nào để loại bỏ một trang hoặc trang web khỏi Google Index?
    Sử dụng robots.txt, thêm thẻ meta “noindex”, hoặc yêu cầu Google loại bỏ qua Google Search Console.

Lời kết

Hy vọng những thông tin mà Digital Marketing DMA đã chia sẻ phía trên đã giúp bạn hiểu rõ Google Index là gì cũng như các cách để được Google index nhanh chóng hơn. Nhìn chung, việc lập chỉ mục sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả SEO tổng thể nên bạn cần tiến hành tối ưu website và lập chỉ mục nhanh chóng để đạt được kết quả nhanh chóng.

Đánh giá post
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ