Mục tiêu kinh doanh là gì? 3 Cách xác định mục tiêu

Engagement trong marketing là gì_ 10 loại engagement thông dụng

Mục tiêu của kinh doanh là điếu cốt lõi mà mọi doanh nghiệp cần phải xác định, thiết lập trước khi mà bạn tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Đây sẽ là nền tảng quyết định đến sự phát triển cũng như sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mọi quá trình vận hành.

Nếu bạn mà chưa biết mục tiêu kinh doanh là gì? Và vai trò của việc xác định mục tiêu trong doanh nghiệp? Bạn muốn tìm hiểu xem làm thế nào để xác định, hay đặt ra mục tiêu kinh doanh hiệu quả thì bài viết này, nó sẽ là câu trả lời cho bạn.

Hãy đọc ngay bài viết mục tiêu kinh doanh là gì? Cách để xác định và đặt mục tiêu hiệu quả nhất của Digital Marketing Agency DMA dưới đây nhé!

Mục tiêu kinh doanh là gì?

Khái niệm mục tiêu kinh doanh là gì?

Mục tiêu kinh doanh (Business Objective) đó là những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra và dự đoán bản thân sẽ đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu đã đề ra này chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. 

Mục tiêu kinh doanh hoàn toàn có thể được đặt chung cho toàn bộ các doanh nghiệp hoặc cho từng phòng ban cụ thể, nhân viên. Đôi khi, các mục tiêu đặt ra khi nó tiếp cận với từng khách hàng cụ thể nhằm mục tiêu bảo vệ được nguồn lợi nhuận ổn định cho công ty. 

Tất cả các mục tiêu kinh doanh đều muốn hướng tới những hành động rõ ràng, cụ thể, kết quả thiết thực. Các loại mục tiêu mà doanh nghiệp thường gặp đó là nâng cao lợi thế cạnh tranh, giải quyết vấn đề tăng hiệu quả, năng suất cũng như cải thiện dòng tiền của của công ty.

Xu hướng xây dựng mục tiêu kinh doanh

Xu hướng xây dựng mục tiêu mà doanh nghiệp thường sẽ được phát triển theo 3 yếu tố như sau:

  1. Mục tiêu kinh doanh sẽ là mục tiêu quan trọng nhất nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể xác định được chính xác về việc họ thu được bao nhiêu lợi nhuận sau các dự án hoạt động.
  2. Mục tiêu xã hội là mục đích mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến. Doanh nghiệp sẽ tiến hành đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, marketing sản phẩm, nhằm định hướng phát triển và đưa các sản phẩm, dịch vụ công ty theo hướng vươn tầm thế giới.
  3. Mục tiêu sản phẩm bởi lẽ chính vì sản phẩm chất lượng càng tốt thì sẽ dẫn tới lợi nhuận càng cao. Vậy nên, doanh nghiệp cần phải tập trung cho các sản phẩm truyền thống, đồng thời, vừa phải phát triển đa dạng hóa sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Vai trò của việc xác định mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với từng doanh nghiệp. Xây dựng được mục tiêu kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị tìm ra được hướng đi đúng đắn cho toàn bộ doanh nghiệp, từ đó, đề ra kế hoạch, chiến lược phù hợp để phát triển bền vững công ty.

Mục tiêu kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
Mục tiêu kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

Việc doanh nghiệp xác định mục tiêu kinh doanh có những vai trò sau:

  • Đo lường được tốc độ tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp từ đó sẽ phát triển quy mô, lĩnh vực để hoạt động kinh doanh nhằm giúp gia tăng doanh số, lợi nhuận.
  • Dẫn đầu về lĩnh vực công nghệ và tạo ra giá trị cho xã hội, hình ảnh ấn tượng trước công chúng. 
  • Cải thiện được năng suất lao động bằng việc định hướng cho nhân viênluôn  hướng tới mục tiêu cụ thể, rõ ràng.
  • Tạo ra nguồn lao động dồi dào đồng thời phát triển việc làm cho tất cả người lao động.
  • Cung cấp những thông tin quan trọng để nhân viên hiểu rõ hơn về cách thức đạt được mục tiêu.
  • Đảm bảo được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp và sẽ tiếp tục phát triển hơn trong tương lai.

Những yếu tố để xây dựng mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh phù hợp sẽ khiến cho doanh nghiệp đạt tới thành công mong muốn. Tuy nhiên, để có thể xác định mục tiêu đúng đắn, phù hợp và hiệu quả, thì doanh nghiệp cần dựa trên các yếu tố sau đây:

Tính cụ thể (Specific)

Mục tiêu kinh doanh cần phải được xác định một cách cụ thể rõ ràng, không nên đặt ra  mục tiêu quá chung chung hay quá rộng và khó có thể đạt được. Mục tiêu càng cụ thể rõ ràng thì việc bạn hiện thực hóa ý tưởng càng dễ dàng hơn rất nhiều.

Để đảm bảo rằng mục tiêu có tính cụ thể, bạn cần phải làm rõ các câu hỏi:

  • Mục tiêu này được xác định dựa trên các phương diện nào?
  • Chúng ta cần phải tập trung vào những điểm nào?
  • Đây có phải là mục tiêu cần được ưu tiên hơn không?
  • Tại sao mục tiêu này lại mang giá trị cho chiến lược dài hạn?

Có thể đo lường được (Measurable)

Việc doanh nghiệp đo lường có vai trò vô cùng quan trọng bởi vì kết quả đo lường đó chính là yếu tố quyết định cho doanh nghiệp có nên điều chỉnh kế hoạch của mình hay không. Nếu như kết quả đo lường không được khả thi nghĩa là bạn cần xem xét lại về chiến lược của mình.

Tính khả thi của mục tiêu kinh doanh
Tính khả thi của mục tiêu kinh doanh

Đo lường chính là kết quả để có thể biết dự án của bạn có đang làm tốt hay là không? Có đang đi đúng hướng hay không? Việc bạn đặt ra một mục tiêu có thể đo lường trước được sẽ đánh giá nên hiệu suất của từng cá nhân, từng phòng ban.

Tính khả thi (Achievable)

Mục tiêu là một động lực để cho mọi người có quyết tâm phấn đấu và đạt được những mục tiêu mà mình cảm thấy không nên quá xa vời hay quá thấp,. Mục tiêu đó phải thực tế và phù hợp với tình hình hiện tại, khả năng thực thể hóa cũng như là tính khả thi của doanh nghiệp.

Ngoài ra, rong mục tiêu cũng cần có sự đổi mới và bứt phá thay đổi. Khi đó, thì mọi người mới xem mục tiêu đó là cơ hội để bản thân thử sức và phát triển.

Tính liên quan (Relevant)

Mục tiêu đề ra cần phải liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn hay trung hạn và cũng có thể là ngắn hạn của doanh nghiệp. Đồng thời, mục tiêu đó phải có tính nhất quán và  không làm ảnh hưởng đến những mục tiêu khác, để cùng hướng tới một mục tiêu chung.

Có thời hạn (Time-bound) 

Có thời hạn là một yếu tố vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Mục tiêu đề ra cần có giới hạn về mặt thời gian, kể từ khi bắt đầu đến khi  nó kết thúc, lộ trình diễn ra cần rõ ràng, theo từng giai đoạn để có thể đảm bảo mọi người có thể đạt được KPI theo đúng tiến độ mà công ty yêu cầu.

Cách xác định, đặt mục tiêu hiệu quả

Cách để có thể xác định mục tiêu kinh doanh dài hạn

Mục tiêu kinh doanh dài hạn cần phải có thời gian thực hiện sẽ trong khoảng từ 10 – 20 năm, tuỳ theo tình trạng thực tế của doanh nghiệp. Mục tiêu này sẽ gắn liền với chiến lược tổng thể của từng doanh nghiệp, phát triển theo năm.

Mục tiêu dài hạn sẽ quyết định được những bước đi chiến lược mang tính quyết định phát triển lâu dài cho công ty. Để công ty có thể vươn tới được thành công thì mọi kế hoạch và  mục tiêu cần phải được xác định một cách thông minh và cẩn trọng.

Mục tiêu kinh doanh dài hạn sẽ là cơ sở để thiết lập các mục tiêu ngắn hạn về sau. Để có thể xác định được mục tiêu kinh doanh dài hạn, bạn cần thực hiện những bước cơ bản như sau: 

  • Thiết lập và xác định rõ ràng được các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn bản thân sẽ đạt được trong một vài năm tới. Số năm ước tính có thể dao động linh hoạt từ 1 cho tới 20 năm tùy theo kế hoạch. 
  • Chia nhỏ các mục tiêu dài hạn trở thành nhiều mục tiêu ngắn hạn khác nhau. Tuy nhiên, các mục tiêu ngắn hạn này cần phải đảm bảo răng sẽ giúp cho kế hoạch dài hạn từng bước đạt được những thành quả mong muốn. 
  • Ưu tiên cho các mục tiêu dài hạn chính là một trong những điểm then chốt. Bên cạnh đó, thì doanh nghiệp cần phải tập trung mọi nguồn lực để có thể hoàn thành những công việc cấp thiết, quan trọng để trước khi tiến hành các mục tiêu khác. 
03 cách xác định mục tiêu kinh doanh
03 cách xác định mục tiêu kinh doanh

Cách xác định mục tiêu kinh doanh trung hạn

Mục tiêu kinh doanh trung hạn cần phải thực hiện trong khoảng thời gian từ 5 – 10 năm. Các vấn đề mà bạn cần quan tâm chính là tiền tệ, sự tăng trưởng hay lãi suất hoặc doanh số…

Ngoài ra, thì tùy vào nhu cầu thực tế, theo tình hình phát triển hiện tại, bản thân doanh nghiệp có thể thiết lập cụ thể. Doanh nghiệp đặc ra mục tiêu càng chi tiết thì càng dễ thực hiện.

Cách để xác định mục tiêu kinh doanh ngắn hạn

Bên cạnh đó những mục tiêu dài hạn hay trung hạn thì mục tiêu kinh doanh ngắn hạn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, thì mục tiêu này thường sẽ dễ hoàn thành hơn so với các mục tiêu dài hạn và trung hạn khác.

Mục tiêu kinh doanh ngắn hạn đó là những mục tiêu mà bạn hoàn toàn có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn kéo dài trong khoảng từ vài tuần cho đến vài tháng hoặc lâu hơn là một quý. Để bản thân có thể xác định được mục tiêu kinh doanh ngắn hạn thì chúng ta cần chú ý: 

  • Xác định đầy đủ các mục tiêu mà bạn cần phải hoàn thành trong một khoảng thời gian xác định. Ngoài ra, thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể chia mục tiêu dài hạn và điều chỉnh nó trở thành nhiều mục tiêu ngắn để có thể thực hiện. 
  • Chia nhỏ mục tiêu để có thể tiến hành ngay lập tức nhằm dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, thì chúng vẫn phải đảm bảo rằng chúng đại diện được cho các bước tiếp theo trong kế hoạch của từng doanh nghiệp. 
  • Phải thường xuyên đo lường tiến độ của các mục tiêu ngắn hạn. Điều này sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp có đang đi đúng hướng và hoàn thiện mọi thứ chính xác theo những cột mốc thời gian đã được thiết lập từ trước đó.
  • Nhà quản lý cũng cần phải thận trọng trong việc thiết lập chính xác về số lượng công việc cụ thể đề ra cho từng mục tiêu. Nếu như độ đo lường này càng cụ thể, càng chi tiết thì hiệu quả đạt được sẽ càng tốt. 
  • Giao việc cho một nhóm nhiều nhân viên hoặc mỗi nhân viên từng nhiệm vụ cụ thể có thể sẽ liên quan đến mục tiêu ngay sau khi mà chúng được thiết lập.

Các lưu ý để có thể thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất

Tạo ra mục tiêu phản ánh nhu cầu riêng biệt

Bên cạnh đó thì việc thảo luận về những chỉ số cần tránh, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc các chỉ số phù hợp nhất đối với nhu cầu của mình. Không phải lúc nào tất cả các nhu cầu kinh doanh cũng đều giống nhau, ngay cả khi trong cùng một ngành.

Lưu ý khi thiết lập mục tiêu kinh doanh
Lưu ý khi thiết lập mục tiêu kinh doanh

Khi bạn mà chọn KPI không phản ánh mục tiêu kinh doanh của bản thân mà chỉ đơn giản là vì người khác, họ đang sử dụng chúng hoặc những bài báo trên Internet đề nghị bạn phải sử dụng chúng. Lúc này, có thể là bạn đang đi sai hướng rồi đó.

Sử dụng SMART như một cách để giao tiếp và làm tăng tính minh bạch

SMART sẽ cung cấp một thông báo chính xác về tiến độ cũng như sự hoàn thành của bạn. Nếu như mọi người trong doanh nghiệp hiểu được những mục tiêu và tiêu chí để có thể đạt được chúng, họ sẽ thành công bằng cách làm việc cùng với nhau.

Tham khảo: Bộ giải pháp công nghệ chuyển đổi số

Lập kế hoạch chuỗi hành động

Bạn nên lập ra kế hoạch chuỗi hành động và trình tự để có thể đạt được mục tiêu ấy. Một số mục tiêu có thể sẽ được theo đuổi cùng một lúc, trong khi để đạt được một số mục tiêu lại phụ thuộc vào sự thành công của những mục tiêu khác nữa.

Các câu hỏi thường gặp về mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh ngắn hạn là gì?

Các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn hoàn toàn có thể liên quan đến việc hoàn thành một công việc cụ thể nào đó, làm tăng doanh số bán hàng hoặc cải thiện hoàn toàn chất lượng sản phẩm. Mục tiêu ngắn hạn thường sẽ được thiết lập nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đã và đang hoạt động hiệu quả, có thể đáp ứng được các yêu cầu nhất thiết ngay tại trong  thời điểm hiện tại.

Ví dụ về mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp?

Một số ví dụ cụ thể về các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn đó là: Tăng giá thành sản phẩm 3% trong vòng ba tháng tới đây. Thuê thêm ba nhân viên tiếp thị mới trong khoảng năm tháng tới. Tăng lên lưu lượng truy cập trên blog của công ty bạn.

Mục tiêu kinh doanh dài hạn là gì?

Những mục tiêu dài hạn có thể sẽ bao gồm những việc tăng trưởng doanh thu, mở rộng hơn thị trường, tạo ra nhiều thương hiệu lớn, hoặc phát triển thêm các sản phẩm mới.

Như vậy, bài viết trên mình đã cung cấp thêm thông tin về mục tiêu kinh doanh là gì? Vai trò của việc xác định được mục tiêu kinh doanh đối với doanh nghiệp? Bên cạnh đó, thì cách xác định, đặt ra mục tiêu kinh doanh hiệu quả cũng đã được đề cập một cách chi tiết.

Digital Marketing Agency DMA hy vọng rằng bài viết này sẽ đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về mục tiêu kinh doanh. Cảm ơn tất cả mọi người đã theo dõi bài viết này.

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ