Search Engines Là Gì? Nó Hoạt Động Như Thế Nào

Search Engines là gì? Nó hoạt động như thế nào

Trong bài này, bạn sẽ tìm hiểu cách thức hoạt động của các Search Engines. Hiểu rõ hơn về những gì bạn bạn phải làm để đạt được kết quả SEO.

Bạn đã bao giờ tự hỏi bạn sử dụng Google bao nhiêu lần mỗi ngày hoặc bất kỳ ng cụ tìm kiếm nào khác để tìm kiếm thông tin hay chưa?

Có phải là 5 lần, 10 lần, hoặc thậm chí đôi khi nhiều hơn? Bạn có biết rằng chỉ riêng Google đã xử lý hơn 2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm?

Những con số khủng khiếp. Và theo thời gian, Công cụ tìm kiếm đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sử dụng nó như một công cụ để học tập, một công cụ để mua sắm, để vui chơi và giải trí và quan trọng hơn là phục vụ cho kinh doanh.

Không ngoa khi nói rằng chúng ta đã quá phụ thuộc vào các công cụ tìm kiếm cho hầu hết những lĩnh vực trong cuộc sống.

Và lý do rất đơn giản. Đó là, các ng cụ tìm kiếm và cụ thể là Google có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi và kiến thức mà bạn mong muốn.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhập truy vấn, đặt câu hỏi và nhấp vào tìm kiếm? Công cụ tìm kiếm sẽ làm việc như thế nào để ra được quyết định và trả về kết quả tìm kiếm mong muốn và nó sắp xếp kết quả như thế nào giữa muôn vàn thông tin tương tự nhau?

Search Engines hoạt động như thế nào?

Công cụ tìm kiếm (Search Engines) là các chương trình được lập trình rất phức tạp.

Trước khi bạn nhập thông tin mà bạn muốn “Tìm kiếm”, Search Engines đã phải thực hiện rất nhiều công việc phức tạp trước đó để trả về kết quả chính xác và chất lượng cho câu hỏi hoặc truy vấn của bạn.

‘Công việc phức tạp’ để chuẩn bị thông tin cho bạn bao gồm những gì?

Ba giai đoạn chính: Giai đoạn đầu tiên là quá trình Thu thập thông tin, giai đoạn thứ hai là Lập chỉ mục (tổ chức thông tin) và giai đoạn thứ ba là xếp hạng.

Search Engines là gì? Nó hoạt động như thế nào
CÁCH CÔNG CỤ TÌM KIẾM HOẠT ĐỘNG (TỔNG QUAN)

Bước 1: Thu thập thồn tin – Crawling

Các ng cụ tìm kiếm có một chương trình máy tính được gọi là trình thu thập dữ liệu web (gọi là Crawling), chịu trách nhiệm thu thập thông tin có sẵn ng khai trên Internet.

Để đơn giản, bạn chỉ cần biết rằng ng việc của các trình thu thập dữ liệu này (còn được gọi là trình thu thập thông tin của ng cụ tìm kiếm) là quét môi trường Internet và tìm các máy chủ (còn được gọi là máy chủ web) nơi lưu trữ các trang web.

Nó tạo một danh sách gồm tất cả các máy chủ web để thu thập thông tin và số lượng trang web được lưu trữ bởi mỗi máy chủ.

Sau đó, nó truy cập từng trang web và bằng các kỹ thuật khác nhau, nó cố gắng tìm hiểu xem web của bạn có bao nhiêu trang, bao nhiêu nội dung văn bản, hình ảnh, video hay bất kỳ định dạng nào khác (CSS, HTML, javascript, v.v.).

Khi truy cập một trang web, bên cạnh việc ghi lại số lượng trang, nó cũng đi theo các liên kết ( follow links, backlinks, external link) để khám phá các nội dung có liên quan.

Nó làm điều này liên tục và theo dõi các thay đổi được thực hiện đối với một trang web để nó biết khi nào các trang mới được thêm hoặc xóa, khi các liên kết được cập nhật, v.v.

Có hơn 130 nghìn tỷ trang riêng lẻ trên Internet ngày nay và trung bình hàng nghìn trang mới được xuất bản hàng ngày, bạn có thể tưởng tượng rằng đây là ng việc khổng lồ.

Tại sao phải quan tâm đến quá trình thu thập dữ liệu?

Bạn muốn tối ưu hóa trang web của mình cho các ng cụ tìm kiếm nghĩa là bạn phải đảm bảo rằng nó có thể truy cập trang web một cách chính xác, nếu nó không thể ‘đọc và hiểu’ trang web của bạn,bạn sẽ không có thứ hạng cao và traffic từ ng cụ tìm kiếm.

Như đã giải thích ở trên, trình thu thập thông tin có rất nhiều việc phải làm và bạn nên cố gắng làm cho ng việc của họ dễ dàng hơn.

Trong khóa học này, mình sẽ hướng dẫn các bạn những việc cần làm để đảm bảo rằng trình thu thập dữ liệu có thể khám phá và truy cập trang web của bạn nhanh nhất có thể mà không gặp sự cố.

Bước 2: Lập chỉ mục – Indexing

Chỉ thu thập dữ liệu là không đủ để xây dựng một ng cụ tìm kiếm hoàn chỉnh.

Thông tin cần được tổ chức, sắp xếp và lưu trữ để có thể xử lý bằng thuật toán của ng cụ tìm kiếm trước khi cung cấp cho người dùng cuối.

Quá trình này được gọi là lập chỉ mục.

Các ng cụ tìm kiếm không lưu trữ tất cả mọi thông tin tìm thấy trên một trang web trong chỉ mục mà nó lưu giữ những nội dung như: trang tạo mới/cập nhật, tiêu đề và mô tả của trang, loại nội dung, từ khóa liên quan, liên kết đến và đi và nhiều tham số khác mà thuật toán của nó cần.

Google thích mô tả chỉ mục của nó giống như phần tóm tắt của một cuốn sách (một cuốn sách thực sự lớn).

Tại sao phải quan tâm đến quá trình lập chỉ mục?

Rất đơn giản, nếu trang web của bạn không có trong chỉ mục của nó, nó sẽ không xuất hiện cho bất kỳ tìm kiếm nào.

Điều này cũng nói nên rằng, bạn càng có nhiều trang trong chỉ mục của ng cụ tìm kiếm thì càng có nhiều cơ hội xuất hiện trong kết quả tìm kiếm khi ai đó nhập truy vấn.

Lưu ý mình đề cập đến từ ‘xuất hiện trong kết quả tìm kiếm‘, có nghĩa là ở bất kỳ vị trí nào và không nhất thiết phải ở các vị trí hoặc trang đầu.

Để xuất hiện trong 5 vị trí đầu tiên của SERPs (trang kết quả của ng cụ tìm kiếm), bạn phải tối ưu hóa trang web của mình cho các ng cụ tìm kiếm bằng quy trình có tên là Tối ưu hóa ng cụ Tìm kiếm hoặc viết tắt là SEO.

Bước 3: Xếp hạng – Ranking

Bước thứ ba và cũng là bước cuối cùng trong quy trình là để các ng cụ tìm kiếm quyết định trang nào sẽ hiển thị trong SERPS và theo thứ tự nào khi ai đó nhập truy vấn.

Điều này đạt được thông qua việc sử dụng các thuật toán xếp hạng của ng cụ tìm kiếm.

Nói một cách đơn giản, đây là những thuật toán đặt ra để phân tích những gì người dùng đang tìm kiếm và thông tin nào sẽ trả về.

Các thuật toán và quyết định này được đưa ra dựa trên thông tin có sẵn trong chỉ mục của chúng.

Các thuật toán của ng cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Trong những năm qua, các thuật toán xếp hạng của ng cụ tìm kiếm ngày càng phát triển và trở nên phức tạp.

Ban đầu (những năm 2001), nó đơn giản là khớp truy vấn của người dùng với tiêu đề của trang nhưng sau này điều này không còn đúng nữa.

Thuật toán xếp hạng của Google tính đến nay có hơn 255 quy tắc được xử lý trước khi đưa ra quyết định và không ai biết chắc những quy tắc này là gì. Kể cả Larry Page và Sergey Brin (những người sáng lập Google), những người đã tạo ra thuật toán ban đầu.

Mọi thứ đã thay đổi rất nhiều và giờ đây máy học (Machine learning) và các chương trình máy tính chịu trách nhiệm đưa ra quyết định dựa trên nhiều tham số cả bên trong và bên ngoài trang web.

Để dễ hiểu hơn, đây là một quy trình đơn giản hóa cách các yếu tố xếp hạng của ng cụ tìm kiếm:

Phân tích truy vấn người dùng

Bước đầu tiên là để các ng cụ tìm kiếm hiểu loại thông tin mà người dùng đang tìm kiếm.

Để làm điều đó, họ phân tích truy vấn của người dùng (cụm từ tìm kiếm) bằng cách chia nhỏ truy vấn đó thành một số từ khóa có ý nghĩa.

Từ khóa là một từ có ý nghĩa và mục đích cụ thể.

Ví dụ: khi bạn nhập “Cách pha cà phê”, các ng cụ tìm kiếm sẽ biết bạn đang tìm kiếm hướng dẫn về cách làm pha cà phê và do đó kết quả trả về sẽ chứa các trang web về cà phê có ng thức pha chế cà phê.

Nếu bạn tìm kiếm “Mua/bán đồ ….”, thì dựa vào từ mua/bán nó hiểu rằng bạn đang tìm mua/bán thứ gì đó và kết quả trả về sẽ bao gồm các trang web Thương mại điện tử và cửa hàng trực tuyến.

Machine learning đã giúp họ liên kết các từ khóa liên quan với nhau. Ví dụ: họ biết rằng ý nghĩa của truy vấn “làm thế nào để thay một cái bàn” cũng giống như “làm thế nào để đổi một cái bàn”.

Machine Learning
TRÌNH PHÂN TÍCH TRUY VẤN CỦA GOOGLE

Nó đủ thông minh để hiểu ngôn ngữ tự nhiên (bằng văn bản hoặc bằng lời nói trong trường hợp Tìm kiếm bằng giọng nói).

Tìm các trang phù hợp

Bước thứ hai là xem xét chỉ mục và quyết định trang nào có thể cung cấp câu trả lời tốt nhất.

Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong toàn bộ quá trình đối với ng cụ tìm kiếm và chủ sở hữu web.

Các ng cụ tìm kiếm cần trả về kết quả tốt nhất, nhanh nhất có thể để làm cho người dùng hài lòng và dĩ nhiên chủ sở hữu web muốn trang web của họ được chọn để tăng lượt truy cập.

Đây cũng là giai đoạn mà bạn áp dụng các kỹ thuật SEO để làm sao ảnh hưởng đến quyết định của các thuật toán.

Dưới đây là 10 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính năng so khớp” và kết quả trả về:

  • Mức độ liên quan của tiêu đề và nội dung – tiêu đề và nội dung của trang có liên quan như thế nào với truy vấn của người dùng?
  • Loại nội dung – nếu người dùng yêu cầu hình ảnh, kết quả trả về sẽ chứa hình ảnh chứ không phải văn bản.
  • Chất lượng nội dung – nội dung cần phải chất lượng, hữu ích và không thiên vị bất cứ trang nào kể cả 2 web cùng ngành.
  • Chất lượng của trang web – Chất lượng tổng thể của một trang web là quan trọng. Google sẽ không hiển thị các trang từ các trang web không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của họ.
  • Ngày xuất bản – Đối với các truy vấn liên quan đến tin tức, Google muốn hiển thị kết quả mới nhất nên ngày xuất bản cũng được tính đến.
  • Mức độ phổ biến của một trang –  Một trang có nhiều tham chiếu (backlinks), từ các trang web khác được coi là phổ biến hơn các trang khác không có liên kết và do đó có nhiều cơ hội được các thuật toán chọn hơn. Quá trình này còn được gọi là Off-Page SEO.
  • Ngôn ngữ của trang – Người dùng được muốn được phục vụ bằng ngôn ngữ của họ và không nhất thiết là tiếng Anh.
  • Tốc độ trang web – Các trang web tải nhanh (khoảng 2-3 giây) có một lợi thế SEO so với các trang web tải chậm.
  • Loại thiết bị – Người dùng tìm kiếm trên thiết bị di động muốn xem các trang thân thiện với thiết bị di động.
  • Vị trí – Người dùng tìm kiếm kết quả trong khu vực của họ, tức là “quán ăn ở HCM” sẽ được hiển thị kết quả liên quan đến vị trí của họ.

Đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Như đã đề cập bên trên, Google sử dụng hơn 255 yếu tố trong thuật toán của mình để đảm bảo rằng người dùng hài lòng với kết quả họ nhận được.

Tại sao phải quan tâm đến cách các thuật toán xếp hạng hoạt động?

Để có được lưu lượng truy cập từ các ng cụ tìm kiếm, trang web của bạn cần xuất hiện ở những vị trí hàng đầu tiên của kết quả.

Thống kê đã chứng minh rằng phần lớn người dùng nhấp vào một trong 5 kết quả đầu tiên (cả máy tính để bàn và thiết bị di động).

Xuất hiện trên trang thứ hai hoặc thứ ba của kết quả sẽ không mang lại cho bạn bất kỳ lưu lượng truy cập nào.

Kết luận

Một trong những mục tiêu của tối ưu hóa ng cụ tìm kiếm (SEO) là cung cấp cho Google các tín hiệu phù hợp để trong quá trình xếp hạng, thuật toán tìm kiếm sẽ ‘chọn’ trang web của bạn và hiển thị nó trên đầu kết quả tìm kiếm.

Chúng ta sẽ xem xét vấn đề này chi tiết hơn trong các bài học tiếp theo, điều bạn cần hiểu trong phần này là là thứ tự của kết quả tìm kiếm được quyết định bởi thuật toán xếp hạng.

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ