Ý Nghĩa Màu Sắc Trong Thiết Kế Logo/Banner Ít Ai Biết

bánh xe màu căn bản

Để có cái nhìn đa chiều về nhiều khía cạnh, hơn hết là hiểu rõ về ý nghĩa màu sắc trong thiết kế hãy xem hết bài viết dưới đây của Digital Marketing Agency DMA nhé. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu về vai trò của màu sắc, các tone màu phổ biến, ý nghĩa của từng loại màu trong thiết kế.

Đồng thời, bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về những trường hợp đặc biệt và cần lưu ý khi thiết kế màu sắc. Thông qua bài viết, bạn cũng sẽ được giải đáp thắc mắc về một số câu hỏi thường gặp trong thiết kế.
Với khả năng tác động trực tiếp tới cảm xúc và hành vi của mỗi người, màu sắc có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực đầy tính nghệ thuật như thiết kế đồ họa. Nhưng bạn đã hiểu hết về các màu sắc hằng ngày bạn vẫn đang sử dụng chưa?

Xem thêm:

1.  Màu sắc được ứng dụng vào thiết kế từ khi nào?

Sau đó, người ta nhận thấy rằng màu sắc tác động tới tâm lý và hành vi mỗi người: màu đỏ, vàng mang cảm giác ấm áp, giận dữ, màu xanh kích thích khả năng sáng tạo và cảm giác dễ chịu với người nhìn.

Kể từ đó, màu sắc dần được ứng dụng nhiều vào trong các dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp. Bắt đầu là những màu sắc đơn giản được đặt cạnh nhau cho đến sự phối hợp các gam màu và độ sáng. Các màu sắc ngày càng được ứng dụng nhiều và đa dạng trong thiết kế.

Màu sắc được ứng dụng vào thiết kế từ khi nào
Màu sắc được ứng dụng vào thiết kế từ khi nào

2.  Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế

Thể hiện đặc trưng sản phẩm của doanh nghiệp

Quán cafe thường chọn màu logo chủ đạo là nâu, đen và trắng. Vì màu sắc tạo nên sự liên tưởng nên khi khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm có thể sẽ nhớ ngay đến thương hiệu của bạn.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên lựa chọn màu sắc phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp để tạo cho khách hàng liên tưởng đến thương hiệu. Thông qua đó, khách hàng có thể ghi nhớ và ấn tượng hơn với doanh nghiệp của bạn.

Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo đặc biệt quan trọng đến thương hiệu. Màu sắc không trùng với những thương hiệu cùng ngành để tránh sự nhầm lẫn của khách hàng và cũng không nên sử dụng quá nhiều màu cho thương hiệu.

Màu sắc thể hiện sức mạnh, sự năng động cho thương hiệu

Logo sẽ tạo sự ấn tượng và ghi nhớ đến khách hàng, vì thế chúng phải thật hài hòa và bắt mắt.

Một số gợi ý không thể bỏ qua là đỏ đậm, màu cam, màu xanh dương đậm, màu xám tạo sự năng động, căng tràn sức sống cho thương hiệu.

Thể hiện phong cách của thương hiệu

Tính cách và phong cách thương hiệu đều phụ thuộc vào các liên kết cảm xúc giữa tâm trí khách hàng với thương hiệu. Sự kết hợp màu sắc hài hòa trong bộ nhận diện thương hiệu giúp truyền tải và kết nối chính xác nhất cảm xúc mà thương hiệu muốn thể hiện với khách hàng.

2.2  Trong thiết kế banner

Thiết kế màu sắc trong banner sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như văn hóa, giới tính, độ tuổi,… của khách hàng mục tiêu để nhắm trúng tâm lý khách hàng.

Điều này vô cùng quan trọng trong thiết kế, nhà thiết kế và nhà Marketing phải biết kết hợp ăn ý với nhau để tạo ra những banner quảng cáo đẹp thu hút người dùng ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Thiết kế màu sắc trong banner
Thiết kế màu sắc trong banner

2.3  Trong thiết kế website

Màu sắc có sự ảnh hưởng quan trọng tới cái nhìn toàn diện của một website cũng như tạo nên sự ấn tượng ngay từ lúc đầu đối với người truy cập. Nghệ thuật phối màu còn nói lên ý tưởng mà người thiết kế website muốn truyền đạt.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng 42% người tiêu dùng đưa ra ý kiến về một trang web dựa trên thiết kế của trang web, bao gồm màu sắc, hơn bất kỳ yếu tố nào khác. Lựa chọn màu sắc phù hợp góp phần lớn đến hiệu quả tối ưu UX/UI và quyết định lớn đến khả năng thu hút cũng như giữ chân khách hàng của website.

Việc phối hợp màu sắc không hề dễ dàng. Nếu sử dụng tốt, phát huy hiệu quả tối đa màu sắc sẽ đánh thức nhận thức tiềm ẩn của người nhìn, tăng tương tác mạnh mẽ và thể hiện thông điệp giao tiếp rõ ràng.

Ngược lại, nếu không được sử dụng đúng cách, màu sắc có thể tạo cảm giác không thật, làm giảm đi ý nghĩa thông điệp của bạn và thậm chí có thể gây khó chịu cho người nhìn.

Mang ý nghĩa biểu tượng
Mang ý nghĩa biểu tượng

Màu sắc cũng là một yếu tố rất được chú trọng trong xu hướng thiết kế.

3.  Tâm lý học về màu sắc trong thiết kế

3.1  Các tone màu nóng

Ở đây bao gồm màu đỏ, vàng và cam, và các biến thể như hồng. Những màu này gợi lên sự ấm áp do độ sáng và sự liên kết của chúng với Mặt Trời.

Các tone màu nóng tạo cảm giác sôi nổi, vui tươi

Những màu tone nóng làm cho người xem cảm thấy sự sôi nổi, tích cực, đam mê với những gì họ trông thấy. Chúng chứa đựng những tâm tư, cảm xúc biến thiên từ sự lạc quan tới sự mãnh liệt, hay thậm chí là bạo lực.

Cảm giác tích cực thường đi liền với màu cam, bao gồm sự ấm áp, tràn đầy năng lượng, thân thiện hoặc vui tươi. Một hiệu ứng vật lý nữa của màu cam đó là kích thích vị giác. Vì vậy, chúng ta thường bắt gặp gam màu này ở các thương hiệu thực phẩm và đồ uống.

Tuy nhiên, xét trên cái nhìn tổng thể, nếu lạm dụng qua nhiều tone màu này sẽ gây đối nghịch và “chói mắt”.

Các tone màu nóng
Các tone màu nóng

3.2  Các tone màu lạnh

Bao gồm xanh lá cây, xanh lam, tím và các biến thể của chúng như tím. Những màu này được coi là màu lạnh vì chúng là màu thường thấy trong tự nhiên và được biết đến với tác dụng làm dịu.

Các tone màu lạnh tạo cảm giác bình yên, chuyên nghiệp

Những màu này thường tạo ra cảm giác bình yên, chuyên nghiệp và đầy tin cậy.. Một trang web với sự thống trị của gam màu lạnh sẽ trở nên độc lập, khó tương tác, nhưng nếu kết hợp với gam màu nóng hay trung tính, nó sẽ tạo cảm giác rất dễ chịu.

Tone màu lạnh
Tone màu lạnh

3.3  Các tone màu trung tính

Tone trung tính là một trong số các hệ màu trong thiết kế rất được ưa chuộng bao gồm màu nâu, đen và trắng, cũng như các biến thể là xám. Màu trung tính là những màu mạnh mẽ, tinh kế và thường được kết hợp với các màu nóng hoặc lạnh.

Các tone màu trung tính rất được nhiều người ưa chuộng

Những màu này rất thích hợp để làm phông nền và màu chữ hoặc để kết hợp giữa các màu hòa trộn khác nhau. Vì chúng tạo ra sự tập trung vào những màu trọng tâm hay giúp làm giảm bớt phần nào sự dư thừa giữa các kết hợp.

Những tone màu trung tính sẽ tạo ra sự cân bằng, hài hòa cho cả tổng thể, cũng như mang tới cảm giác tối giản và bình yên.

Màu trung tính
Màu trung tính

4.  Ý nghĩa và cách sử dụng các loại màu sắc trong thiết kế

Mỗi một màu sắc mang những ý nghĩa khác nhau tuỳ theo mỗi quốc gia và văn hoá. Việc hiểu rõ màu sắc mà bạn lựa chọn giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng và tối đa hóa trải nghiệm người dùng.

Bên cạnh đó, hiểu rõ ý nghĩa màu sắc trong thiết kế thời trang, ý nghĩa màu sắc trong thiết kế website, ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo cũng giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, đẳng cấp. Cùng tìm hiểu thêm ý nghĩa các màu sắc trong thiết kế dưới đây.

4.1   Màu đỏ

Màu đỏ kích thích vị giác và tuyến yên có tác động mạnh mẽ tới hầu hết người xem. Phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với màu đỏ làm cho con người năng nổ, mạnh mẽ và kích thích hơn.

Màu đỏ mang ý nghĩa nhấn mạnh trong thiết kế

Nói về ý nghĩa màu sắc trong thiết kế đồ họa, người ta thường sử dụng màu đỏ để nhấn mạnh vấn đề quan trọng, nhằm thu hút sự chú ý của người xem. Ý nghĩa màu đỏ trong thiết kế rất phù hợp để dùng trong các ngành như: điện tử, hóa chất, y tế, thực phẩm,…

Khi tiếp xúc với màu đỏ, người nhìn sẽ có cảm giác căng thẳng và kích thích hơn. Màu đỏ cũng tượng trưng cho máu, khát khao bùng cháy, luôn mong muốn được cống hiến hết mình. Màu đỏ thường được dùng để chia bố cục với mục đích làm nổi bật thu hút người xem

4.2   Màu đen

Màu đen tượng trưng cho sự huyền bí và quyền lực mạnh mẽ, kích thích sự tò mò muốn khám phá. Trong quan niệm hiện đại, màu đen là biểu tượng của giàu sang và quyền lực.

Màu đen thường thể hiện một sự huyền bí, quyền lực

Màu đen tạo ra sự kịch tính, tinh vi nên thường được sử dụng cho các thương hiệu đắt tiền, ngành mỹ phẩm, trang sức hay các mặt hàng mỹ phẩm cao cấp.

Trong thiết kế, màu đen còn thể hiện sự vững chắc, thường được dung cho các thương hiệu làm về thời trang, ngành công nghiệp sản xuất hoặc các tập đoàn lớn hàng đầu.

4.3  Màu vàng

Màu vàng mang đến sự năng động, nhiệt huyết, những tư tưởng sáng tạo và thay đổi không ngừng nghỉ. Màu vàng được xem là màu của ánh nắng, niềm tin và sức mạnh, thể hiện sự lạc quan, tích cực, ấm áp.

Theo nghiên cứu, mắt của con người sẽ nhận ra màu vàng trước tiên. Tùy vào từng gam màu vàng đậm nhạt khác nhau, người nhận thông điệp sẽ cảm nhận được sự ấm áp, thông điệp truyền tải riêng qua màu sắc này.

Đặc biệt, các màu như vàng kim, vàng gold là màu sắc của sự giàu có, sang trọng, đẳng cấp, vừa truyền thống vừa ẩn chứa sự tinh tế nên thường được sử dụng cho các ngành hàng như trang sức, mỹ phẩm cao cấp, nước hoa, thời trang.

4.4   Màu xanh dương

Ý nghĩa màu xanh dương trong thiết kế thể hiện sự tươi trẻ, nhiệt huyết, và sáng tạo, là màu của hòa bình, sự tương ái và sẻ chia. Ngoài ra, màu xanh khiến người ta liên tưởng đến trời và biển, gây cảm giác thanh bình và dễ chịu.

Bên cạnh đó, màu xanh dương còn mang ý nghĩa bảo vệ và đảm bảo tài chính vững chắc, cảm nhận về sự tin tưởng, sự trông cậy. Các ngành ngân hàng thường lựa chọn màu xanh dương nhằm truyền đạt sự ổn định và gợi lên sự tin cậy cho khách hàng.

Màu xanh dương có tác động đến nhận thức của khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng hơn về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra các ngành hàng như du lịch, điện tử, xây dựng, nước uống tinh khiết cũng rất ưa chuộng màu sắc này.

4.5   Màu xanh lá cây

Màu xanh lá cây là màu của sự sống, sự sinh sôi và trưởng thành, hứa hẹn một thế hệ, một tương lai tươi đẹp sẽ trỗi dậy mạnh mẽ. Màu xanh lá còn mang ý nghĩa sức khỏe, tươi mát và êm đềm nhẹ nhàng.

Trong khi màu xanh lá đậm biểu trưng cho sự giàu có thì màu xanh lá nhạt thể hiện cho sự tươi mới trẻ trung. Màu xanh lá phù hợp với các ngành như: thực phẩm, du lịch, thời trang, môi trường, mỹ phẩm,…

Màu xanh lá rất phù hợp để sử dụng cho các doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển, vươn mình mạnh mẽ. Khi sử dụng trong logo, màu xanh lá sẽ mang ý nghĩa hứa hẹn vào một tương lai tươi sáng và sự trỗi dậy vượt bậc.

4.6  Màu tím

Bạn có biết ý nghĩa màu tím trong thiết kế là gì? Màu tím là biểu tượng của sự chung thủy, nhưng bên cạnh đó, màu tím còn thể hiện cho sự ấm áp, quan tâm, chăm sóc và cả sự thanh lịch.

Trong thiết kế, màu tím thường gắn liền với những gì huyền bí, linh thiêng. Chính vì vậy, có rất nhiều nhà thiết kế đã sử dụng màu tím làm màu chủ đạo trong các trang phục lễ nghi, tôn giáo.

Sắc tím còn được xem là màu sắc của hoàng gia và sự quý phái. Đó chính là lý do mà màu tím khá thích hợp để sử dụng cho các ngành hàng có nhiều sản phẩm sáng tạo và pha chút quý tộc. Thông thường, màu tím được sử dụng trong các ngành chăm sóc sắc đẹp hay trang trí nội thất,..

4.7   Màu nâu

Màu nâu là màu của đất – màu của sự mộc mạc chân quê, mang trong mình sự trầm lặng, cổ điển. Màu nâu thường được sử dụng trong những ấn phẩm thiết kế mang phong cách vintage.

Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế nội thất rất ưu tiên màu nâu vì đó là màu sắc chủ yếu của gỗ, những sản phẩm có yếu tố truyền thống, mang sự mộc mạc.

Trong lĩnh vực cafe thì màu nâu, cam đất, nâu đen thường được đưa vào thiết kế. Ngoài ra thì lĩnh thiết kế nội thất, quán ăn, nhà hàng… cũng rất phù hợp với màu nâu vì màu nâu cũng gắn liền với màu trái đất, gỗ và đá, mang lại cảm giác ấm áp và khỏe mạnh cho thiết kế.

4.8  Màu hồng

Màu hồng là biểu tượng của tình yêu lãng mạn, thể hiện sự bay bổng, mộng mơ, thư giãn nhẹ nhàng, giải tỏa stress, sự vô tội, ngây thơ mang tới cảm xúc tích cực.

Ý nghĩa màu hồng trong thiết kế mang đậm sinh lực, sự trẻ trung, vui nhộn và sôi nổi. Với các nước phương Tây, màu hồng được xem là màu tượng trưng cho phái nữ.

Do đó, chúng được lựa chọn để thiết kế các ấn phẩm nhằm nâng cao khả năng nhận thức về các bệnh như ung thư vú hay các sản phẩm dành riêng cho phái đẹp.

Màu hồng cũng thường được sử dụng bởi các thương hiệu mỹ phẩm, các thiết kế ấn phẩm in ấn dành cho trẻ em hoặc thời trang nữ thể hiện sự nữ tính và lãng mạn.

4.9  Màu xám

Không huyền bí và quyền lực như màu đen, ý nghĩa của màu xám trong thiết kế là đại diện cho trí tưởng tượng và sự sáng tạo.

Ý nghĩa màu xám trong thiết kế thể hiện sự bảo thủ, nghiêm túc và quy củ, ngoài ra gam màu này cũng có thể thể hiện sự hiện đại, cứng cáp.

Màu xám phù hợp với các thiết kế mà ở đó sự quy củ, quy chuẩn, và chuyên nghiệp là chìa khóa, thích hợp với các lĩnh vực liên quan đến nam giới như: thời trang, mỹ phẩm, thể thao, ô tô,…

4.10   Màu trắng

Ý nghĩa màu trắng trong thiết kế thể hiện sự thanh lịch, sạch sẽ, hiện đại, tinh khiết, sự đơn giản, trung thực, ngây thơ. Màu trắng tạo cảm giác về về tuổi trẻ về khát khao về sự sáng tạo.

Đôi khi, ý nghĩa của màu trắng trong thiết kế vì quá đơn giản nên thường tạo cảm giác lạnh lẽo, và đơn độc. Vì vậy khi thiết kế, màu trắng thường được kết hợp với những màu sắc khác.

Màu trắng thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến cưới hỏi, thực phẩm sạch bởi đây là màu sắc mang ý nghĩa tinh khiết, tao nhã và nhẹ nhàng.

4.11 Màu cam

Tạo cảm giác vui tươi căng tràn sinh lực, năng động, tiếp thêm động lực. Không mang tính “áp đảo” như màu đỏ, màu cam vẫn toát lên năng lượng.

Màu cam cũng là một màu hoàn hảo dành cho nút CTA trong thiết kế banner quảng cáo.

Mang cảm giác năng động, mới mẻ nên được ưa chuộng trong logo của các hãng thời trang trẻ, dịch vụ ăn uống,.. Màu cam còn thường được dùng trong những lĩnh vực mang tính sáng tạo, đặc biệt là giáo dục học đường.

5.  Những trường hợp đặc biệt trong thiết kế màu sắc

Nếu nhắc đến màu đỏ mọi người nghĩ ngay đến Coca-cola, màu xanh đặc biệt của IBM hay màu xanh lá tô điểm cho sự bất hủ của Heineken. Tuy nhiên, có những thương hiệu sử dụng đa sắc màu trong logo của mình mà vẫn gây dấu ấn lâu bền đối với người dùng như Ebay hay Google.

Sự đa sắc màu của họ cũng chính là sự đa dạng trong đối tượng người dùng, đa dạng trong nhóm sản phẩm mà họ cung cấp.

6.  Những điều cần chú ý về ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế

6.1  Bánh xe màu căn bản

Vòng tròn màu căn bản được chia thành 12 cung trên diện tích một hình tròn. Mỗi cung lại có 8 cấp độ màu, trải dài từ đậm đến nhạt về hướng tâm vòng tròn.

Như vậy, sẽ có tổng cộng 106 màu sắc cơ bản (12 cung x 8 cấp độ) và chúng được đánh số từ 1 đến 106 – đây chính là kí hiệu giúp ta chọn màu sắc chính xác. Có thể xem bánh xe màu sắc nguyên tắc căn bản cho việc phối màu hiệu.

bánh xe màu căn bản
bánh xe màu căn bản

6.2  Phối hợp màu sắc hài hòa

Là một designer, bạn phải biết cách kết hợp màu sắc hài hòa để tối ưu mọi thiết kế. “Hài hòa” ở đây chỉ sự kết hợp nhiều màu sắc một cách trực quan, đẹp mắt, hấp dẫn.

Ví dụ, cặp màu xanh-vàng, đỏ-xanh lá hoặc vàng-xanh lá trong các sắc thái khác nhau đều tạo sự dễ chịu, nịnh mắt.

6.3  Bối cảnh màu sắc

Bối cảnh màu sắc là thuật ngữ chỉ sự ảnh hưởng giữa một màu sắc này khi được đặt trên một màu sắc khác. Khi nói đến bối cảnh màu sắc, người ta nghĩ đến phông nền, tiền cảnh, bố cục màu và hình ảnh nền.

Ví dụ, màu đỏ được nhìn thấy tốt nhất khi được đặt trên nền đen hoặc trắng. Tuy nhiên, khi đổi màu đỏ sang một nền hồng hoặc nâu, màu đỏ lại là sự lựa chọn không sáng suốt.

7.  Những câu hỏi thường gặp về màu sắc trong thiết kế

7.1  Các yếu tố nào quyết định khi lựa chọn màu sắc?

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến việc lựa chọn màu sắc cho thương hiệu, bạn có thể lựa chọn theo những cách sau:

  • Lựa chọn màu sắc theo phong thuỷ
  • Lựa chọn màu sắc theo tính chất ngành nghề
  • Lựa chọn màu sắc theo tính chất/ đặc điểm của màu sắc mang lại
  • Lựa chọn màu sắc theo sở thích cá nhân

Để giữ cho logo của bạn đơn giản và dễ nhớ, hãy nhắm đến việc sử dụng không quá ba màu trong một logo, một trong số 3 màu đó nên là đen hoặc trắng. Trừ một số trường hợp đặc biệt (thương hiệu về trẻ em, năng động…)

7.3  Những công cụ nào hỗ trợ phối màu chuẩn?

  1. Adobe Color CC: https://color.adobe.com/
  2. Color Hunt: https://colorhunt.co/
  3. Coolors: https://coolors.co/
  4. Paletton: https://paletton.com/
  5. Happy Hues: https://www.happyhues.co/

8.  Bản sắc thương hiệu là gì?

Hiểu một cách đơn giản, bản sắc thương hiệu hay bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp tất cả các yếu tố nhận thức cảm tính và lý tính, do đội ngũ phát triển thương hiệu tạo để khắc họa hình ảnh phù hợp với người tiêu dùng.

Mục đích của bản sắc thương hiệu là để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và giúp xây dựng tệp khách hàng trung thành.

Tư duy về màu sắc là yếu tố rất quan trọng khi sáng tạo trong thiết kế. Phải lựa chọn và kết hợp màu sắc như thế nào để sản phẩm của mình luôn nổi bật hơn đối thủ và đọng lại trong tâm trí khách hàng.

Hy vọng qua bài viết trên từ Digital Marketing Agency DMA bạn đã biết vai trò của màu sắc, các tone màu phổ biến, ý nghĩa màu sắc trong thiết kế. Ngoài ra, bài viết cũng đem đến cho bạn những trường hợp đặc biệt và cần lưu ý khi thiết kế màu sắc, giải đáp thắc mắc về một số câu hỏi thường gặp trong thiết kế. Mong rằng sau khi đọc bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức phối màu bổ ích.

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ