Brand identity là gì? 5 yếu tố giúp xây dựng brand identity thành công

Brand Identity là gì?

Brand Identity là gì? Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe qua khái niệm Brand Identity nhưng chưa biết cụm từ này có ý nghĩa gì. Trên thực tế, Brand Identity sẽ gắn liền với người làm marketing và cả designer.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về Brand Identity, Digital Marketing Agency DMA đã tổng hợp đầy đủ những kiến thức về khái niệm, vai trò, các yếu tố tạo nên brand indentity và cách xây dựng nhận diện thương hiệu tốt nhất. Thêm vào đó là tổng hợp một vài mẫu và ví dụ cụ thể về Brand identity, cách để bạn phân biệt Brand identity và một số thuật ngữ khác.

Brand Identity là gì?

Brand Identity là gì? Đây là một thuật ngữ chuyên ngành và được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là nhận diện thương hiệu. Nhận diện thương hiệu bao gồm: những thứ mà doanh nghiệp bạn muốn truyền tải đến khách hàng qua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thông thường, Branding Identity sẽ được nhận diện thông qua chuỗi các yếu tố có sự liên kết với nhau như: logo, slogan, bao bì, nhãn hiệu, đại sứ thương hiệu, … Việc sở hữu bộ nhận diện thương hiệu chất lượng sẽ giúp cho doanh nghiệp ghi dấu ấn trong lòng đối tác và khách hàng, tạo động lực đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh.

Chúng ta có thể thường nghe đến thuật ngữ “Brand”, “Branding” và “Brand Identity” , 3 thuật ngữ này thường dễ nhầm lẫn trong Marketing:

  • Brand: Brand là nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp.
  • Branding: Các hoạt động xoay quanh những chiến dịch tiếp thị nhằm tạo dựng thương hiệu, tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
  • Brand Identity: Tổng hợp những yếu tố nhằm xây dựng một bộ nhận diện đúng đắn về thương hiệu doanh nghiệp.
Brand Identity là gì?
Brand Identity là gì?

Vai trò của Brand Identity

Sau khi chúng ta đã nắm vững khái niệm về Brand Identity là gì, hãy cùng khám phá bộ nhận diện thương hiệu có vai trò gì nhé. Hiểu rõ vai trò của brand identity giúp doanh nghiệp xây dựng bộ thương hiệu tốt nhất.

Duy trì lượng khách hàng tiềm năng

Vai trò đầu tiên của bộ nhận diện thương hiệu đó chính là duy trì lượng khách hàng tiềm năng. Nếu doanh nghiệp/công ty mất nhiều công sức để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng nhưng lại bỏ ngỏ. Từ đó khiến cho họ rời bỏ doanh nghiệp thì việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chỉ mang tính thời điểm.

Thu hút khách hàng

Bộ nhận diện thương hiệu được xây dựng càng ấn tượng thì việc thu hút khách hàng và gia tăng lợi nhuận càng cao. Vì vậy, nhiệm vụ của Brand Identity là cực kỳ quan trọng. Để tạo được ấn tượng trong lòng khách hàng thì bạn cần phải biết cách nghiên cứu tâm lý, thị hiếu của khách hàng, từ đó đưa ra bộ nhận diện thương hiệu phù hợp nhất.

Brand Identity giúp thu hút khách hàng
Brand Identity giúp thu hút khách hàng

Hỗ trợ đội ngũ bán hàng

Brand Identity góp phần truyền tải những thông điệp truyền thông đến khách hàng. Vì vậy, các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, dịch vụ hoặc sản phẩm đều được cập nhật đầy đủ trong Brand Identity. Thông qua các thông tin này, đội ngũ bán hàng sẽ tiến hành hỗ trợ và chăm sóc khách hàng được tốt hơn.

Gia tăng lợi nhuận và giá trị của doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu cũng giúp cho khách hàng tin tưởng doanh nghiệp hơn. Đồng thời, hỗ trợ các bạn nhân viên kinh doanh tự tin trong quá trình đàm phán và thuyết phục khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ/sản phẩm.

Không những vậy, bộ nhận diện thương hiệu còn giúp cho hình ảnh của doanh nghiệp trở nên uy tín trong lòng khách hàng, đối tác. Đây chính là công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp kêu gọi các nhà đầu tư rót vốn vào dự án của công ty.

Dịch Vụ Digital Marketing

Các yếu tố xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Có một số yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, hãy cùng Digital Marketing Agency DMA khám phá bạn nhé!

Typography

Typography được hiểu là font chữ, được ứng dụng trong những sản phẩm đồ họa. Cụ thể sẽ có 4 dạng typography cơ bản đó là:

Typography

  • Serif font: là những font chữ có chân ở cuối mỗi ký tự. Font này khi trình bày lên sản phẩm sẽ thể hiện sự tin cậy và trung thực.
  • Sans serif font: là font chữ không có chân ở cuối ký tự, chúng mang lại cho người nhìn cảm giác hiện đại và trẻ trung.
  • Script typography: là font chữ kiểu viết tay, thư pháp, giúp cho nội dung bao hàm trong nó trở nên nhẹ nhàng, nữ tính và sang trọng.
  • Display font: là kiểu typo cực kỳ đặc trưng và khác biệt so với 3 kiểu đã đề cập bên trên. Những font chữ thuộc nhóm này thường mang tính chất sáng tạo và độc nhất.
Typography
Typography

Các tone màu

Chúng ta cũng có thể thấy, màu sắc không còn nằm ở vị trí thứ yếu trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nữa. Nó hiện đã đứng đầu trong danh sách những yếu tố tạo nên ý tưởng. Và sự thật là nếu bạn sử dụng màu sắc một cách hiệu quả thì khả năng nhận diện thương hiệu của bạn tăng lên 80%. Cụ thể ý nghĩa của các màu:

  • Màu đỏ: Đây là màu sắc tượng trưng cho màu máu, giúp tăng cảm giác kích thích. Chính vì vậy, màu đỏ thường được sử dụng dùng để chia bố cục cho mục đích làm nổi bật và thu hút người xem.
  • Màu xanh lá: Màu được đại diện cho sự yên bình và tĩnh lặng. Đây cũng là màu thể hiện sự khát vọng vươn lên và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Một số ngành hàng như: mỹ phẩm, thời trang trẻ, du lịch và xây dựng,…thường lựa chọn màu xanh lá làm màu chủ đạo cho bộ nhận diện thương hiệu của mình.
  • Màu tím: Là màu sắc thể hiện sự thủy chung, sự ấm áp và sự thanh lịch. Chính vì vậy, những spa, thẩm mỹ viện và nội thất thường sử dụng màu này để thu hút khách hàng.
  • Màu cam: Là màu sắc mang hơi hướng mạnh mẽ, tinh tế hoặc bí ẩn. Chính vì đặc điểm này mà màu cam được sử dụng trong bộ nhận diện thương hiệu của những lĩnh vực sáng tạo, giáo dục học đường,…
  • Màu hồng: Màu sắc biểu tượng của sự nhẹ nhàng, trẻ trung và thơ mộng. Màu hồng thường được sử dụng khi muốn tạo ra những ấn phẩm dành cho phụ nữ hoặc trẻ em.
  • Màu nâu: Màu sắc mang tính trầm lặng, cổ điển, thích hợp với những quán ăn, quần áo hay quán cà phê.
  • Màu trắng: Các lĩnh vực có thể sử dụng màu sắc này trong bộ nhận diện thương hiệu: thực phẩm sạch và áo cưới. Với mong muốn đem đến cho những khách hàng một thương hiệu của sự tao nhã, tinh khiết và nhẹ nhàng.
  • Màu xanh dương: Màu sắc chiếm được vị thế độc tôn trong thiết kế và thể hiện sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đây cũng là biểu tượng của hòa bình.
Tone màu cấu thành nên bộ nhận diện thương hiệu
Tone màu cấu thành nên bộ nhận diện thương hiệu

Hình dáng thiết kế

Hình khối là một trong những yếu tố quan trọng và góp phần hoàn thiện các sản phẩm đồ hoạ. Từ những hình khối này, thương hiệu sẽ dễ dàng thể hiện được những thông điệp mà mình muốn truyền đạt.

  • Khối tròn: Giúp cho người xem có cảm giác bản thân thuộc về một cộng đồng có mối liên kết chặt chẽ, cảm giác được yêu thương và gắn bó với nhau. Những đường cong mềm mại, uyển chuyển được thể hiện ngay trên bản thiết kế.
  • Khối có góc cạnh như hình vuông, thoi, tam giác,…: Những đường nét vuông vức tạo nên cảm giác mạnh mẽ và đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc sử dụng hình khối này cũng khá phức tạp và đòi hỏi nhà thiết kế cần có tính sáng tạo, kết nối thì mới có thể truyền đạt thông tin đến khách hàng.
  • Các đường thẳng: Thể hiện sự mạnh mẽ, nam tính bằng những đường thẳng dọc và sự êm dịu, yên bình với các đường thẳng ngang.

Brand Identity bao gồm những gì?

Logo

Logo chính là một trong các yếu tố nhận diện thương hiệu mà mỗi doanh nghiệp cần phải có. Hầu hết, những doanh nghiệp đều chỉ sử dụng duy nhất một logo, nhưng vẫn nên có một phiên bản dự phòng. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu tiết kiệm khá nhiều thời gian khi cần chỉnh sửa.

Logo chính là một trong các yếu tố nhận diện thương hiệu

Các logo cần phải có đối với một doanh nghiệp, bao gồm:

  • Logo chính
  • Logo màu thay thế
  • Logo ngang
  • Logo dọc
  • Logo hình vuông
  • Logo đen trắng
  • Logo xám
Logo chính là yếu tố nhận diện thương hiệu hàng đầu
Logo chính là yếu tố nhận diện thương hiệu hàng đầu

Slogan

Sau khi doanh nghiệp đã đặt được tên thương hiệu, thì bước tiếp theo là việc xây dựng slogan để lan tỏa ý nghĩa và định vị thương hiệu trên thị trường. Một Slogan tối ưu nên ngắn gọn, cô động, ít hơn 8 chữ. Slogan phải thể hiện thông điệp của doanh nghiệp, phải gây được ấn tượng đặc biệt trong lòng khách hàng.

Đồ dùng văn phòng (Stationery Branding)

Để tạo tính tương thích và phù hợp đối với logo chính thì giao diện và hình dáng của những đồ dùng văn phòng cần ăn nhập với nhau. Điều này giúp cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của thương hiệu.

Những đồ dùng văn phòng thường dùng bao gồm:

  • Phần đầu đề thư
  • Thư cảm ơn
  • Đầu trang & chân trang Newsletter
  • Chữ ký email
  • Tem
  • Báo giá hoặc Hóa đơn
  • Email
Nhận diện thương hiệu qua đồ dùng văn phòng
Nhận diện thương hiệu qua đồ dùng văn phòng

Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media)

Bên cạnh các yếu tố đã được DMA cập nhật bên trên, doanh nghiệp cần đầu tư hơn vào những trang mạng xã hội. Đây được xem là bộ mặt của cả thương hiệu. Nếu phát triển đa nền tảng, doanh nghiệp nên thay đổi linh hoạt, tránh làm đại trà và mất đi bản sắc riêng.

Doanh nghiệp có thể đầu tư với các thành tố như sau:

  • Ảnh bìa trang Facebook
  • Hình ảnh hồ sơ trên Facebook
  • Hình ảnh hồ sơ trên Instagram
  • Ảnh tiêu đề Twitter
  • Ảnh hồ sơ trên Twitter
  • Hình ảnh hồ sơ Pinterest
  • Hình ảnh hiển thị trên Pinterest
  • Ảnh bìa của Google+
  • Hình ảnh hồ sơ trên Google+
  • Ảnh bìa kênh YouTube
  • Hình ảnh hồ sơ trên YouTube
  • Hình nền của LinkedIn
  • Hình ảnh hồ sơ LinkedIn
  • Logo LinkedIn
  • Ảnh bìa trên LinkedIn
  • Ảnh banner LinkedIn
  • Hình ảnh hồ sơ Tumblr
Nhận diện thương hiệu qua truyền thông mạng xã hội
Nhận diện thương hiệu qua truyền thông mạng xã hội

Nội dung hình ảnh

Bên cạnh hình ảnh và logo thì nội dung của các hình ảnh cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Hãy tạo cho thương hiệu một “tính cách” phù hợp với mục tiêu, định hướng, phương châm.

Cụ thể, nội dung hình ảnh mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là:

  • Hình ảnh đăng trên Instagram
  • Hình ảnh bài đăng trên blog
  • Hình ảnh trên Facebook
  • Hình ảnh trên Twitter
  • Hình ảnh, video trên YouTube
  • Kích thước ghim Pinterest
  • Hình ảnh được chia sẻ trên Google+
  • Các bài viết hình ảnh Tumblr

Đồ họa trang Web

Đồ họa trang web cũng là yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý. Bên dưới là những điểm không thể bỏ qua để trang web được hoàn thiện hơn:

Đồ họa trang web Digital Marketing Agency DMA

  • Tiêu đề sidebar (thanh bên)
  • Liên kết sidebar (thanh bên)
  • Banner
  • Hình ảnh đại diện của bài đăng trên blog
  • Hình ảnh các danh mục
  • Icon trên mạng thông xã hội
Nhận diện thương hiệu thông qua đồ hoạ trang web
Nhận diện thương hiệu thông qua đồ hoạ trang web

Sản phẩm/dịch vụ, Content Marketing

Các sản phẩm, dịch vụ khác mà doanh nghiệp cần phải đầu tư để hoàn thiện trọn bộ nhận diện thương hiệu đó là:

  • Vỏ eBook
  • Infographic
  • Catalog/Lookbook
  • Tài liệu quảng cáo/Tờ bướm quảng cáo
  • Quảng cáo trực tuyến
  • Quảng cáo ngoại tuyến
  • Túi Goodie (túi chứa quà tặng và tài liệu quảng cáo được phát tại một hội nghị, triển lãm hoặc sự kiện tương tự)

Cách xây dựng một Brand Identity chất lượng

Để xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu tốt nhất, các Designer, marketer cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Cách xây dựng Brand Identity
Cách xây dựng Brand Identity

Logo thống nhất

Đầu tiên, thương hiệu cần xây dựng bộ logo thống nhất. Bạn hãy tưởng tượng, nếu như doanh nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ, mỗi loại lại có một logo khác nhau thì khách hàng có nhận diện được không?

Câu trả lời ở đây chắc chắn là không thể. Việc thiết kế logo đồng nhất giúp khách hàng nhanh chóng ghi nhớ đến thương hiệu dù đó là sản phẩm con của thương hiệu.

Chi tiết dễ nhớ, đơn giản

Sau khi đã nắm vững Brand Identity là gì, công việc của những doanh nghiệp là thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chi tiết, dễ nhớ. Các hình ảnh cần được tối ưu, tránh rườm rà và tránh gây nhiễu thông tin. Bạn có thể tham khảo một số mẫu Brand Identity của Viettel hoặc Honda.

Đính kèm văn phòng phẩm

Hiện nay, những doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức xây dựng bộ nhận diện thương hiệu lên các sản phẩm văn phòng phẩm. Tính hiệu quả của hình thức này được chứng minh khi được nhiều khách hàng đánh giá cao. Cụ thể, Brand Identity có thể được thể hiện thông qua các quà tặng, đồng phục hay card visit.

Tính thống nhất trong việc nhận diện

Khi đính kèm thông tin thương hiệu lên sản phẩm hoặc dịch vụ, các nhà thiết kế cần lưu ý về tính thống nhất. Đó không chỉ là sự thống nhất trên sản phẩm mà còn trên cả giấy tờ và hồ sơ.

Mang tính “độc nhất”

Brand Identity thể hiện tính độc nhất. Do đó, việc ăn cắp ý tưởng, chất xám hay đạo nhái bất kỳ sản phẩm hoặc thương hiệu nào khác đều không được chấp nhận. Hơn nữa, giá trị của thương hiệu cũng mất đi trong mắt khách hàng.

Phân biệt Brand Identity với những khái niệm liên quan

Brand Identity và Brand Image

Brand Identity là khái niệm nói được sử dụng dùng để để chỉ tất cả những yếu tố giúp khách hàng nhận ra thương hiệu. Còn Brand Image lại là cái nhìn chủ quan của khách hàng về thương hiệu.

Brand Image được hiểu đơn giản là nhận thức của người tiêu dùng về các thuộc tính lý tính và cảm tính của thương hiệu, được hình thành qua hoạt động truyền thông thương hiệu.

Brand Identity và Brand Image

  • Brand Identity: điều mà thương hiệu mong muốn truyền tải.
  • Brand Image: điều mà khách hàng cảm nhận.
Phân biệt Identity và brand identity
Phân biệt Identity và brand identity

Brand Identity và Corporation Identify Program (CIP)

Như chúng ta đã đề cập phía trên, Brand Identity là khái niệm dùng để nói chung về nhận diện thương hiệu. Còn Corporation Identify Program (CIP) lại được sử dụng để chỉ về một bộ công cụ nhận diện, mang tính chất thiết kế đồ họa hơn.

Corporation Identify Program (CIP) được xem là một phần của Brand Identity, bao gồm 4 nhóm thiết kế chính:

  • Thiết kế Logo (Những phiên bản màu sắc, kích thước)
  • Bao bì sản phẩm (Packaging)
  • Bộ nhận diện Online (Website, Social Media)
  • Các vật phẩm truyền thông khác (Bì thư, Card Visit, Thư mời, Thẻ nhân viên, Profile công ty, Đồng phục nhân viên, Chữ ký Email)

Brand Identity và Corporate Identity, Product Identity

Corporate Identity (Nhận diện công ty) và Product Identity (Nhận diện sản phẩm) được nằm trong quy trình xây dựng Brand Identity.

Nếu xét riêng về Corporate Identity và Product Identity thì Corporate Identity cần phải được xây dựng trước, sau đó những nhận diện về sản phẩm của công ty (Product Identity) sẽ được tạo ra, dựa trên Corporate Identity đã xây dựng trước đó.

Tuy nhiên, thuật ngữ Brand Identity được sử dụng phổ biến hơn, người quản trị thương hiệu thường tự hiểu Brand Identity sẽ bao quát Corporate Identity và Product Identity.

Tổng hợp những Brand Identity đẹp

Một số mẫu Brand Identity đẹp, sáng tạo:

 

Brand Identity của Trang sức DOJI
Brand Identity của Trang sức DOJI
Brand Identity của F88
Brand Identity của F88
Brand Identity của TP Bank
Brand Identity của TP Bank
Brand Identity của VIMAG
Brand Identity của VIMAG

Ví dụ về Brand Identity vượt thời gian của Coca-Cola

Coca-Cola không chỉ là một trong hai công ty nước giải khát lớn nhất thế giới mà còn là một trong những thương hiệu có tầm ảnh hưởng nhất trên toàn cầu. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thương hiệu này ở bất kỳ đâu. Theo thống kê, hiện có đến 94% dân số thế giới có thể nhận thức được Logo của Coca-Cola.

Có nhiều thử nghiệm mù (Blind Tests) đã được thực hiện giữa 2 thương hiệu lớn là Coca-Cola và Pepsi. Hầu hết những người tham gia thử nghiệm đều lựa chọn Pepsi là loại nước uống có ga với hương vị vượt trội hơn so với Coca.

Tuy nhiên, khi được hỏi họ yêu thích Coca-Cola hay Pepsi hơn, hầu hết đều chọn Coca-Cola do có sự thân thuộc và kết nối cao hơn với thương hiệu. Đây chính là sức mạnh của việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ.

Như vậy, Coca-Cola đã thành công trong việc xây dựng cho mình bộ nhận diện thương hiệu. Đây chính là một case study hay mà những doanh nghiệp nên tham khảo.

Ví dụ về Brand Identity vượt thời gian của Coca-Cola
Ví dụ về Brand Identity vượt thời gian của Coca-Cola

Những câu hỏi thường gặp về brand identity

Làm thế nào để xây dựng một brand identity hiệu quả?

Để xây dựng một brand identity đạt hiệu quả, bạn cần tìm hiểu và hiểu rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đặt ra mục tiêu và thông điệp rõ ràng, lựa chọn những yếu tố phù hợp với thương hiệu và duy trì tính nhất quán trong mọi hoạt động truyền thông.

Brand identity có thể thay đổi không?

Có, brand identity có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp với sự phát triển và thay đổi của thương hiệu hoặc nhu cầu thị trường.

Làm thế nào để đo lường hiệu quả của brand identity?

Để đo lường hiệu quả của brand identity, doanh nghiệp có thể sử dụng những chỉ số như nhận diện thương hiệu, đánh giá khách hàng, sự trung thành và lòng tin của khách hàng.

Brand identity có ảnh hưởng đến việc marketing của doanh nghiệp không?

Đúng, brand identity là một phần quan trọng của chiến lược marketing, nhận diện thương hiệu giúp xây dựng hình ảnh và cảm xúc tích cực đối với thương hiệu trong tâm trí khách hàng và giúp những hoạt động marketing hiệu quả hơn.

Trên đây, Digital Marketing Agency DMA đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Brand Identity là gì vai trò, những yếu tố và cách xây dựng Brand Identity thành công. Không những vậy, bạn còn có thể biết được cách phân biệt Brand Identity và một số thuật ngữ dễ nhầm lẫn.

Nếu muốn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thành công, bạn cũng có thể tham khảo từ những doanh nghiệp đi trước nhé. Chúc bạn thành công!

Đánh giá post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ